Tập cầu lông tại nhà hiệu quả cho người chơi
Trong quá trình tập luyện và thi đấu cầu lông nếu bạn muốn nâng cao kỹ thuật, lực tay, cảm giác vợt và cầu của mình thì các bạn có thể kết hợp tập cầu lông tại nhà sau những giờ tập luyện trên sân. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số bài tập cầu lông tại nhà mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn giúp các bạn nâng cao trình độ cải thiện thành tích của mình.
Luyện tập cầu lông tại nhà với kỹ thuật cầm vợt
Các bạn có thể tập luyện những kỹ thuật cầm vợt hiệu quả nhất khi đập cầu, phong cầu, bỏ nhỏ…vv. Chẳng hạn như với kỹ thuật đập cầu các bạn có thể luyện tập như sau:
– Bạn để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt.
– Vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt, ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
– Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
– Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhắt sẽ làm cản trở động tác đánh cầu.
Tập cầu lông tại nhà: Luyện tập cổ tay tại nhà
– Bạn có thể sử dụng vợt hoặc 1 chai nước nặng nhẹ tùy vào khả năng của mình sau đó gấp cổ tay đều tưởng tượng như đang thi đấu. Bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ tập luyện cổ tay Power Ball.
– Powerball là một trò chơi khá thú vị, vừa giúp tăng sức mạnh của cơ tay, vừa vui vì có thể thi đấu đọ tốc độ. Ngoài ra, nó là một dụng cụ khá hữu ích để luyện tập tay cho tất cả các môn thể thao như cầu lông, tennis, bóng bàn, golf, leo núi bóng chày,… và cả những môn nhạc cụ như đàn piano, organ… Powerball đặc biệt thích hợp để khởi động làm nóng trước khi chơi tennis, giúp tay khỏe hơn, phòng tránh chấn thương.
Xem thêm: Luật phát cầu lông đánh đôi người chơi nên biết.
Tập phản xạ nhanh trong cầu lông tại nhà
– Bạn không cần một không gian quá rộng nhưng cần 1 bức tường để đánh cầu vào đó để cầu nảy ra là được rồi. Bạn cầm vợt đứng các tường khoản 2-3m tùy bạn sau đó đánh cầu vào tường để cầu nảy ra ở tốc độ cao và phản xạ đỡ cầu. Tăng tốc độ cầu để mang lại hiệu quả cho bạn. Đây là một bài luyện tập cầu lông tại nhà khá hay và dễ thực hiện đêm lại hiệu quả cao cho người luyện tập.
Tập cầu lông tại nhà: Kết hợp những bài tập bổ trợ thể lực
– Cầu lông là một môn thể thao đòi hỏi cũng tương đối nhiều thể lực bởi các động tác chạy, nhảy, xoay người…được thực hiện một cách liên tục. Bạn sẽ không thể nào dành được chiến thắng trong thi đấu hay có thể lực sung mãn nhất khi luyện tập với thể lực bị suy yếu. Khi thể lực bị suy yếu bạn sẽ rơi vào trạng thái nhịp thở gấp, rối loạn, có cảm giác tức ngực không bình thường dẫn đến mệt mỏi. Các cơ bắp tham gia vào việc vận động không thể điều khiển theo ý muốn nữa. Đứng nhìn cầu hoặc chống trả 1 cách yếu ớt dần. Để hạn chế suy yếu thể lực người chơi có thể áp dụng một số bài tâph bổ trợ.
Tập chống đẩy
Chống đẩy là bài tập bổ trợ cầu lông giúp phát triển nhiều nhóm cơ ở thân trên cùng một lúc như cơ ngực, vai, cánh tay,… Với bộ môn cầu lông đòi hỏi vận động toàn thân ở cường độ cao, việc cải thiện các nhóm cơ kết hợp là điều cần thết. Ngoài ra bài tập chống đây có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu, không cần dụng cụ hay không gian quá rộng lớn.
Tập cầu lông tại nhà bằng bài tập Squat
Squat là bài tập đứng lên và ngồi xuống tại chỗ, tác động chủ yếu vào cơ mông, đùi, giúp bổ trợ cho hoạt động đi, chạy, nhảy. Trong cầu lông người chơi phải di chuyển liên tục và có những pha bật nhảy bức tốc nhanh và đa hướng, việc cải thiện sức bền và cơ bắp ở phần thân dưới là điều vô cùng cần thiết.
Gập bụng
Cơ bụng tốt sẽ giúp người có tư thế vững vàng hơn, di chuyển cũng như thực hiện động tác ổn định hơn. Có nhiều cách tập bụng để bổ trợ cầu lông ngoài gập bụng như plank, treo người nâng cao đùi, giương chân đá lên xuống… Bài tập gập bụng sẽ sử dụng chính trọng lượng cơ thể để làm kháng lực, hoàn toàn không cần bất cứ dụng cụ nào, có thể thực hiện ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào.
Nhảy dây
Nhảy dây là một dạng bài tập cardio, một bài tập vận động cường độ nhanh và liên tục, giúp tăng sức bền, độ dẻo dai, khả năng phản xạ và cải thiện hệ tim mạch cho cơ thể. Bài tập nhảy dây bổ trợ cầu lông tác động chủ yếu đến cơ bắp chân và cánh tay, đây là 2 nhóm cơ quan trọng trong cầu lông. Cơ bắp chân giúp cơ thể có bước di chuyển nhanh và vững, tránh té ngã. Cơ cánh tay giúp thực hiện hầu hết các động tác trong cầu lông.
Trên là những bài tập phổ biến hiện nay ngoài ra còn nhất nhiều những bài luyện tập cầu lông tại nhà như nhảy lên như động tác nhảy đập cầu, phát cầu,…. Rất mong qua bài viết này sẽ mang lại cho các bạn những bài luyện tập hữu ích giúp cho kỹ thuật chơi cầu lông của bạn ngày càng tốt hơn.