Quả cầu lông – Phụ kiện nổi bật và tinh tế nhất của cầu lông
Cầu lông là môn thể thao rất phổ biến vì độ dễ chơi và phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Vì thế quả cầu lông cũng là phụ kiện thân thuộc không kém và quan trọng bật nhất. Ngày nay có rất nhiều loại cầu lông trên thị trường, có những phiên bản khác nhau được biến thể để phù hợp hơn từ cầu lông vũ như cầu nhựa. Quen thuộc là vậy nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc về quả cầu lông được cấu tạo như nào, sản xuất ra sao?
Được xem là một trong những tạo vật tinh tế nhất trên đời, quả cầu lông với sự đặc biệt trong cấu tạo của mình là kết quả của lịch sử lâu đời dày công nghiên cứu và trải qua nhiều quá trình cải biên để trở nên phù hợp hơn. Tìm hiểu kĩ hơn về quả cầu lông, chúng ta cùng nhau tham khảo qua bài viết “Đã bao giờ bạn tìm hiểu về phụ kiện nổi bật và tinh tế nhất của cầu lông – Quả cầu lông ?”
A. Sự đặc biệt của quả cầu lông
– Quả cầu lông trong tiếng Anh là shuttlecock, là vật quen thuộc không thể thiếu trong môn cầu lông. Xuất hiện từ rất lâu từ tầng lớp quí tộc các nước ngày xưa. Hình dáng ban đầu không khác lắm so với hiện tại nhưng chất liệu đã thay đổi nhiều để có hiệu xuất cao hơn.
Hình dáng quả cầu lông vào năm 1840 với đế cầu được bao bằng vải nhung.
– Đã từng có quả cầu được đánh đi với vận tốc hơn 490km/h (VĐV người Malaysia, Tan Bon Heong trong khi cựu số một thế giới, Lee Chong Wei cũng có cú smash khiến vận tốc cầu bay lên tới 456 km/h)
– Được làm từ vật liệu tự nhiên nên trong quá trình sản xuất sẽ có thay đổi về:
- Đường kính to hơn sẽ cản gió hơn, cầu đi gần hơn
- Trọng lượng quả cầu nặng hơn sẽ đi xa hơn, nhẹ hơn sẽ đi ngắn hơn trong cùng 1 lực tác động.
- Lượng keo và hướng chảy của keo khi còn ướt, nếu chảy xuống đế cầu có thể tạo màng, ảnh hưởng đến bề mặt đế cầu, ảnh hưởng đến độ nảy của cầu.
– Luôn xoay theo chiều kim đồng hồ khi bay.
– Có khối lượng tổng là 4.74 – 5.50 gam và được chia ra làm 3 loại khối lượng đối với một số hãng:
- Cầu 50
- Cầu 51
- Cầu khác.
– Độ tưa, mượt của lông vũ cũng ảnh hưởng đến vận tốc bay của cầu.
– Ngày nay có thêm loại cầu mới được làm từ nhựa với độ bền cao hơn, màu sắc mẫu mã đa dạng hơn nhưng hiệu quả và cảm giác cầu không cao, không dùng trong luyện tập và thi đấu.
Càu lông vũ và cầu nhựa.
B. Kích thước cơ bản của quả cầu lông
C. Cấu tạo quả cầu lông
Quả cầu lông có cấu tạo hình dáng đặc biệt giúp nó ổn định về mặt khí động lực học. Bất kể chuyển động ban đầu như thế nào thì khi vừa tiếp xúc với mặt vợt, cầu sẽ ngay lập tức hướng phần đề cầu về hướng đánh. Quả cầu lông được làm từ 2 phần chính là lông vũ và đế cầu, sau này thị trường có thêm loại cầu mới là cầu nhựa với phần lông và đế đều làm bằng nhựa.
1. Lông vũ.
– Ít ai để ý số lượng lông vũ trên một quả cầu lông, chính xác là có 16 chiếc lông vũ. Được lấy từ lông vịt hay ngỗng. Cầu lông ngỗng có giá cao hơn do giá lông ngỗng mắc hơn.
– Đặc biệt hơn, đây là những chiếc lông vũ bên cánh trái. Bởi vì nó sẽ đón gió từ bên trái, chiều xoay của cầu sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ góc người đón cầu. Không dùng lông ở 2 cánh trong cùng quả cầu vì cầu không thể xoáy khi bay, cầu bay với quỉ đạo lệch, lảo đảo, làm ảnh hưởng đến người chơi.
– Những chiếc lông vũ đều động dạng nhau, độ dài khoảng 62-72 mm tính từ đỉnh lông vũ đến điểm tiếp xúc với đế cầu.
Phần lông vũ được chia làm 2 phần: Phần lông và phần khung hình nón.
– Phần lông:
- Đỉnh của 16 lông vũ tạo nên một vòng tròn có đường kính từ 58-68 mm.
- Từ xa xưa, lông cánh bên trái đã được sử dụng để làm phần lông cầu, các VĐV cũng đã quen với việc sử dụng loại cầu này, nếu thay đổi bằng cầu cánh phải hoặc cầu dùng lông từ 2 cánh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phán đoán cũng như thói quen của VĐV.
- Một thông tin tinh tế khác là: Lông ngỗng sẽ được lấy nhưng không giết ngỗng, ngỗng chỉ bị “hôn mê” và người lấy lông giật lông ra từ cánh trái, nếu ngỗng chưa bất tỉnh hẳn, người ta không được phép lấy lông ngỗng.
– Phần khung hình nón:
- Phần thân lông vũ được cố định với nhau bằng chỉ và keo, cố định với đế cầu bằng keo và chất liệu phù hợp.
- Phần này rất quan trọng nên thường được con người trực tiếp làm để đảm bảo lượng keo và hướng keo chảy cũng như hình dáng và độ tròn của khung cầu.
2. Đế cầu.
Đế cầu là bộ phận quan trọng không kém khi có điểm tiếp xúc với mặt lưới. Vì vậy đòi hỏi bề mặt và chất liệu của đế cầu phải phù hợp, không quá nặng, cứng, bề mặt không thô ráp mà nhẵn, có độ đàn hồi với lớp bao phủ không gây xây cát mặt lưới.
– Đế cầu có đường kinh 25-28 mm.
– Phân bao da bên ngoài được làm từ da PU (Da PU là chất liệu da nhân tạo được làm bằng da chẻ – phần cơ của phần da còn sót lại từ da thật được phủ bằng Polyreythane)
– Cầu có được đổ nảy là nhờ chất liệu có các hạt phân tử nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
– Ngày nay, đa số các loại đế cầu đều có 2 đến 3 lớp với các chất liệu khác nhau.
– Một số loại cầu được làm từ chất liệu chất liệu tương tự như nút bần của chai rượu vang.
Các lớp của để cầu:
– Phần chèn với lông cầu được làm từ chất liệu có độ cứng cao để cố định toàn bộ khung giúp phần khung hình nón tạo nên độ tròn và đường kinh của vòng tròn ở đỉnh lông cầu. Thường được làm bằng gỗ.
– Lớp kế tiếp được làm từ chất liệu gỗ mềm.
– Lớp gỗ mềm :
- Gỗ mềm có tính chất tương tự như tính chất của nút bần rượu vang với các đặc điểm nhẹ, không thấm nước, khó mục rữa, tính nén và độ đàn hồi cao…
- Lớp cuối cùng có hình bán cầu, thường được làm từ chất liệu có độ đàn hồi cao như cao su.
– Một số hãng sản xuất cầu lông có thay đổi trong cấu trúc các lớp ở đế cầu. Có hãng chỉ dùng 2 lớp là lớp gỗ cứng và gỗ mềm. Tuy nhiên mọi thay đổi đều đã được tính toán và nghiên cứu để không làm ảnh hưởng nhiều đến độ xoay và sự ổn định của cầu.
– Phần bán kính của lớp hình nữa bán cầu ở đế cầu là 13.2 mm dù độ dài của các lớp trpong đế cầu khác nhau.
– Phần gỗ mềm khi được phóng to dưới kinh hiển vi sẽ có dạng trong như bên trong tổ ong với rất nhiều những khoảng trống nhỏ chứa các phân tử khí.
Phần gỗ mềm dược phóng to dưới kính hiển vi.
Như vậy ta có thể thấy: Để có được quả cầu lông hoàn chỉnh cần rất nhiều công đoạn từ những vật liệu khác nhau. Đó còn là sự tính toán vật lý trong hướng bay, khối lượng, hình dáng và kích thước của các lông vũ. Vì vậy mới nói, quả cầu lông là một trong những vật thể tinh tế nhất được con người tạo ra.
D. Những trường hợp hư hại trong cầu lông
Tuy nhiên, vì tình chất đây là môn thể thao tốt độ với lực tác động lớn nên việc hư hại quả cầu là điều không thể tránh khỏi. Những hư hại thường gặp là:
– Gãy, tưa, tét lông vũ.
– Khung nón bị bóp meo, móp.
– Xút, lỏng các mối chỉ.
– Phần nối giữa chân lông vũ và đế cầu bị vỡ, chỗ cố định chân lông vũ không vững
– Dây đai quanh đế cầu bị bung.
– Cầu bị ướt. vv
Một trong những hư hại trên đều ảnh hưởng rất lợn đến độ xoay và độ ổn định của cầu khi bay. Một quả cầu được làm rất lâu, rất công phu với tiêu chuẩn cao và giá thành cũng “không rẻ” nhưng chỉ một tác động nhỏ có thể phải bỏ đi. Đây cũng là một trong những lý do khiến cầu lông trở thành môn thể thao có phần tốn kém hơn các môn được chơi phổ biến khác. Để giảm hư hại, bảo quản, tăng độ bền cho cầu là cách giúp hạn chế thiệt hại về cầu.
E. Các cách bảo quản, tăng độ bền cầu
– Để nơi khô thoáng mát, nhiệt độ phòng.
– Luôn để cầu trong ống, khi không cần đánh hạn chế mang ra ngoài tránh tưa lông cầu.
– Khi mang cầu trong túi, balo vẫn nên giữ cả ông cầu để không ảnh hưởng đến khung, độ tròn của cầu. (Tiện lợi, thẩm mĩ), vv
– Không để cầu tiếp xúc với nước.
Một số người chơi chia sẽ, cách để cầu dai và bền hơn trước khi đánh là cho cầu vào tủ lạnh, nhiệt độ thấp sẽ giúp cầu dai và bền hơn.
Giữ cầu trong ống để bảo quản tốt hơn.
Một quả cầu nhỏ quen thuộc nhưng không ngờ lại có cấu tạo phức tạp và tinh tế đến vậy. Không những thế, với những tính toán và thay đổi qua thời gian, quả cầu ngày càng có chất lượng cao với độ ổn định về độ xoay và đường cầu đẹp hơn. Điều này giúp phát huy tối đa hiệu quả từ kỹ thuật của người chơi. Hi vọng thông qua bài viết vừa rồi đã giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về quả cầu lông. Cũng như cách để bảo quản, tăng độ bền cho cầu. Từ đó vừa giúp hạn chế thiệt hại và quá trình cghoiw cầu diễn ra tốt hơn. chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe và niềm đam mê cầu lông trong chính bản thân mình.