Cầu lông bộ môn thể thao cả đời vì có rất nhiều lợi ích khi chơi nên được rất nhiều người chọn lựa để rèn luyện thể dục thể thao. Với những đặc thù của mình, Cầu lông còn được lựa chọn trở thành môn thể thao để thi đấu. Nhằm đảm bảo tính công bằng của trận đối cũng như với tất cả những người chơi Liên đoàn Cầu lông quốc tế BWF đã đưa ra một số quy định về vợt cầu lông trong thi đấu được phép sử dụng.
1. Chi tiết về vợt cầu lông
Trên vợt cầu lông không được có các vật gắn thêm và những chỗ lồi lên, ngoài những chi tiết chỉ dùng đặc biệt vào mục đích hạn chế và chống tác dụng mòn rách, rung hay bị phân bổ trọng lượng và để làm vững cán bằng dây buộc vào tay cầu thủ thì phải phù hợp về kích thước và lắp đặt chỉ với các mục đích đã nêu trên.
Không được có bất kỳ một thiết bị nào giúp cho đấu thủ có thể thay đổi hình dạng của vợt. Ngoài các thông số theo quy định trên, bạn cũng cần phải hiểu về các thông số ở trên Vợt Cầu Lông để có thể chọn cho mình chiếc Vợt thi đấu phù hợp nhất
Mặt đánh của vợt phải bằng phẳng và cấu tạo bởi dây đan căng trên khung. Dây đan phải đồng đều và đặc biệt ở giữa vợt không được thưa hơn ở các chỗ khác.
Khung vợt, kể cả cán không được vượt quá 680mm chiều dài và 230mm chiều rộng.
Chiều dài của phần đầu vợt không được vượt quá 290mm.
Diện tích căng dây không được quá 280mm chiều dài và 220 chiều rộng.
2. Thông số tiêu chuẩn vợt cầu lông
2.1. Chi tiết số U
– Thông số U trên vợt cầu lông là là ký hiệu đo trọng lượng của vợt cầu lông. Các bạn có thể thường thấy trên vợt cầu lông có các thông số như 3U, 4U, 5U…
– Thông số U càng lớn thì vợt càng nhẹ, với vợt 2U thì có trọng lượng khoảng 90-94 gr, vợt 3U có trọng lượng khoảng 85-89 gr và 4U thì có trọng lượng từ 80-84 gr.
– Phần lớn người chơi cầu lông ở nước ta hay chọn những dòng vợt có trọng lượng 3U, một số người lao động chân tay nhiều và cổ tay khỏe thì có thể chọn 2U, còn phụ nữ và trẻ em thì thường chọn vợt 4U hoặc 5U (dưới 80 gr).
2.2. Chi tiết số G
– Thông số G trên vợt cầu lông là ký hiệu về chu vi cán vợt. Thông số G thường được ghi ngay cạnh chữ U với ký hiệu như 4U G3, số G càng lớn thì chu vi cán vợt càng nhỏ.
– Thông thường G2 và G3 thường dùng cho người lớn còn G4 hoặc G5 thì thường dùng cho trẻ em.
2.3. Chiều dài vợt
Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông là 665 mm nhưng hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất tăng chiều dài của cây vợt lên nhằm tạo ưu thế tấn công cho người chơi nhưng không được vượt quá 680 mm tức tiêu chuẩn cho phép. Chính vì thế đối lúc bạn sẽ thấy một số cây vợt ghi thông số chiều dài và thường ký hiệu như 665 mm, 675 mm…
2.4. Điểm cân bằng
Điểm cân bằng vợt cầu lông là một trong những thông số vợt mà người chơi cầu lông cần chú ý trước khi lựa chọn mua vợt cầu lông. Điểm cân bằng vợt cầu lông sẽ quyết định được độ nặng đầu, nhẹ đầu của cây vợt đó. Đồng nghĩa với lối chơi tấn công, phòng thủ của từng người chơi.
– Vợt nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ): khả năng linh hoạt và điều cầu càng cao nhưng hạn chế ở khả năng tấn công không được uy lực, phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.
– Vợt cân bằng (even balance): Vượt trội trong khả năng điều cầu và trên lưới. Tấn công cũng tương đối tốt điển hình trong dạng vợt cầu lông cân bằng chính là dòng Arcsaber của Yonex.
– Vợt nặng đầu (heavy head) hay offensive (công): Đây là điển hình cho dòng vợt tấn công uy lực, phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.Vợt càng nặng đầu thì khả năng tấn công càng tốt đòi hỏi theo nó phải là độ cứng của vợt. Nhưng ngược lại thì nó cho khả năng linh hoạt kém hơn.