Những nguyên tắc cơ bản trong môn cầu lông mà nhiều người chưa biết
.
Khi chơi cầu lông hay bất kì một môn thể thao nào, bạn cần phải hiểu về nguyên tắt và qui luật của môn đó. Với môn cầu lông, khi bạn đã hiểu về nguyên tắt và qui luật thì bạn sẽ dễ dàng điều khiển trận đấu. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về qui luật và nguyên tắc cơ bản trong môn cầu lông.
1. Các giai đoạn của động tác đánh cầu
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, để tạo ra lực đánh cầu người chơi tập sử dụng chủ yếu bằng động tác gập, duỗi cổ tay cầm vợt. Bất cứ động tác đánh cầu nào cũng đề trải qua 5 giai đoạn, các giai đoạn đó là: Rút vợt, lăng vợt, tiếp xúc cầu, dừng vợt và về tư thế chuẩn bị ban đầu.
– Rút vợt: Là giai đoạn được bắt đầu từ tư thế chuẩn bị ban đầu đưa vợt ra phía sau điểm tiếp súc cầu đến khi vợt được dừng lại ở điểm xa cầu nhất. Giai đoạn này lực pháy sinh chủ yếu từ vai và các động tác xoay thân mình. Các động tác đánh cầu càng cần sử dụng lực lớn bao nhiêu thì biên độ của cánh tay và xoay thân càng lớn bấy nhiêu. Cuốí giai đoạn này là thời điểm vợt được dùng lại và mặt vợt ở phía sau bàn tay cầm.
– Lăng vợt: Đây là giai đoạn được thực hiện tiếp theo kể từ lúc vợt được dừng lại ở điểm xa cách điểm tiếp xúc cầu nhất đến khi tiếp xúc cầu. Giai đoạn này vợt luôn được đưa từ phía sau về phía trước theo hướng cùng với hướng đánh cầu. Mặt vợt luôn đi sau bàn tay cầm vợt cho đến cuối giai đoạn được sử dụng lực gập cổ tay để chuyển mặt vợt đi nhanh hơn về phía trước nhắm tạo lực đánh cầu đột biến đồng thời để điều chỉnh đường cầu bay theo ý muốn.
– Tiếp xúc cầu: Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng lại quan trọng hơn cả so với các giai đoạn còn lại. Để có thể đánh cầu theo đúng ý đồ chiến thuật, giai đoạn này gần như một lúc đồng thời vừa phải tính toán đến góc độ mặt vợt đến khi tiếp xúc cầu vừa phải tính toán đến lực sử dụng lực đánh vào cầu. Cả hai yêu cầu trên đòi hỏi người tập sử dụng thành thạo sự điều khiển vợt bằng cổ tay hết sức tinh tế và chính xác. Các động tác giả đánh lừa đối phương có hiệu quả hay không cũng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này. Muốn đánh cầu xa hay gần, cao hay thấp, chéo hay thẳng đề phải tiếp xúc cầu một cách chuẩn xác.
– Dừng vợt: Là giai đoạn được tính từ sau khi tiếp xúc với cầu cho đến khi vợt được dừng hẳn. Giai đoạn này càng dài khi sử dụng lực đánh cầu càng mạnh do lực quán tính của động tác càng lớn. Tuy nhiên do cấu tạo trọng lượng của vợt cầu lông không lớn, đồng thời lực phát sinh khi đánh cầu phụ thuộc rất lớn vào lực gập cổ tay bởi vậy người tập thường cần chủ động dừng vợt để chuẩn bị cho quả đánh cầu tiếp theo.
– Về tư thế chuẩn bị ban đầu: Là giai đoạn cuối cùng nhất. Đưa vợt về tư thế chuẩn bị ngay sau mỗi lần đánh cầu là yếu tố không thể thiếu được trong các hành động của kỹ thuật và chỉ có như vậy các cầu thủ mới có thể chủ động thực hiện các kỹ thuật tiếp theo liên tục suốt quá trình tập luyện và cũng như thi đấu cầu lông.
Cả 5 giai đoạn trên được hình thành như một chu kỳ kép kín trong mỗi lần thực hiện đánh cầu. Chúng diễn ra kế tiếp nhau, liên tục và lặp đi lặp lại trong suốt thời gian cầu còn đang ở trong cuộc đấu. Sự chưa hoàn thiện của bất cứ một giai đoạn nào của kỹ thuật cũng sẽ làm ảnh hướng xấu đến hiệu quả của động tác đánh cầu và ngược lại.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật kéo lưới trong cầu lông.
2. Qui luật bay của cầu
Khi bạn tìm hiểu được qui luật bay của quả cầu trong không gian thì sẽ thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản, từ đó điều chỉnh vợt tiếp súc với cầu được chính xác.
– Cầu bay trong không gian luôn luôn theo một qui luật nhất định đó là: Phần đầu cầu luôn luôn bay trước, phần cánh cầu bay sau.
– Trong trường hợp cầu bay có hướng đi chếch ( không vuông góc với mặt đất) thì ta mở góc độ mặt vợt từ 130 – 145 độ. Tuỳ theo ý đồ đánh cầu đi xa hay gần mà góc độ của cánh tay và mặt vợt được mở cho hợp lý.
– Khi cầu rơi trong tình trạng tự do có hướng vuông góc với mặt đất (những đường cầu cao sâu) thì góc độ mặt vợt tiếp xúc được mở 160 – 175 độ. Tuỳ theo ý đồ đánh trả theo đường thẳng hay đường chéo mà mở góc độ cánh tay và thân người cho phù hợp.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động tác đánh cầu
Trong luyện tập và thi đấu cầu lông thì có các yếu tố đánh cầu cơ bản bao gồm: Sức mạnh, tốc độ và điểm rơi.
Sức mạnh
Sức mạnh là một yếu tố quan trọng trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Nếu sử dụng sức mạnh tốt có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương bị động để tạo cơ hội giành điểm. Trong cầu lông sức mạnh thường được thể hiện ở quả đập cầu, đánh cao tay và đặc biệt sử dụng khi di chuyển chân trong các động tác nhảy đánh cầu. Để tăng sức mạnh đánh cầu cần phải:
– Phối hợp được lực của toàn thân khi thực hiện động tác đánh cầu.
– Biên độ động tác lớn.
– Tác độ co cơ nhanh trong khi thực hiện động tác.
– Phán đoán điểm rơi tốt để lựa chọn điểm tiếp xúc thích hợp, phát huy toàn lực đánh cầu.
– Tăng cường tập luyện phát triển toàn diện sức mạnh cơ bắp bổ trợ cho động tác đánh cầu như tập tạ, tập gym và chạy bộ.
Tốc độ
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, góp phần nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu. Nếu đánh cầu với tốc độ nhanh ta sẽ làm cho đối phương lúng túng bị động, ta có nhiều thời gian chuẩn bị để tạo cơ hội tấn công tốt. Bởi vậy trong thi đấu cầu lông ai giải quyết tốt yếu tố này sẽ chiến được ưu thế trên sân.
Để tăng nhanh tốc độ đánh cầu thì cầu phải:
+ Rút ngắn thời gian đánh cầu, tranh thủ đánh cầu sớm ở gần lưới hoặc sử dụng động tác bật nhảy đánh cầu trên cao. Không đứng tại chỗ để chờ cầu đến mới đánh.
+ Trong một cự li đánh cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác, tăng nhanh tốc độ co duỗi cơ. Sử dụng nhiều lực cổ tay, hạn chế biên độ cánh tay khi thực hiện kĩ thuật động tác.
Điểm rơi
Trong cầu lông điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa cầu và mặt đất trong phạm vi toàn sân. Sử dụng yếu tố điểm rơi tốt sẽ luôn toạ cho đối phương những tình huống bất ngờ bị động, luôn luôn phải di chuyển trong phạm vi của sân mình để đỡ cầu. Sử dụng tốt điểm rơi là một yếu tố có thể ăn điểm trực tiếp trong thi đấu.
Để vận dụng tốt yếu tố điểm rơi. Người chơi thường vận đụng các chiến thuật linh hoạt biến hoá, sử dụng các đường cầu ngắn, dài và thẳng hoặc chéo với tốc độ nhanh để đánh cầu. Để vận dụng các yếu tố điểm rơi cần chú ý:
– Áp dụng biến hoá các đường cầu dài, ngắn, thẳng hoặc chéo. Đặc biệt chú ý đến 4 góc sân.
– Đánh cầu vào nơi xa vị trí chuẩn bị của đối phương. Trong tập luyện không nên chú trọng một đường câu cơ bản nào mà cần phải phối hợp hài hoà các đường cầu một cách linh hoạt, kết hợp với các yếu tố sức mạnh và tốc độ để giàng điển trong thi đấu.