Những Chấn Thương Khi Chơi Cầu Lông Mà Người Chơi Hay Gặp Phải | Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Cầu lông là bộ môn thể thao lý rèn luyện sự nhanh nhẹn và bền bỉ được nhiều người đam mê thể thao lựa chọn. Hầu hết các động tác để tham gia bộ môn này được thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được đánh cầu lông đúng cách. Khi không có nhiều kinh nghiệm đánh cầu lông sẽ để lại nhiều hậu quả, phổ biến là chấn thương. Và trong bài viết này, mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu một số chấn thương khi chơi cầu lông mà nhiều người chơi gặp phải cũng như cách điều trị nhé!

1. Chấn Thương Cổ Tay Khi Chơi Cầu Lông

   a) Nguyên nhân

Là một chấn thương cổ tay phổ biến ở những người chơi cầu lông do:

–   Cổ tay chịu một lực tác động đột ngột và thay đổi chuyển động dẫn tới chấn thương cấp tính như căng cơ, thậm chí rách hoặc đứt một số sợ cơ ở cổ tay.

–   Căng cơ có thể xảy ra do đặt tay sai vị trí hoặc cầm vợt sai kỹ thuật, ngoài ra vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng có thể dẫn tới căng cơ và đau cổ tay.

–   Dấu hiệu căng cơ cổ tay ở người chơi cầu lông gồm: Sưng tấy quanh cổ tay, đau khi cử động, đỏ hoặc đổi màu một vùng cụ thể ở cổ tay, căng cứng cổ tay khi di chuyển.

   b) Cách điều trị

Trường hợp chấn thương cổ tay nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà trong 2-3 ngày để cải thiện cơn đau như:

–   Chườm đá lạnh: Có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa vết thương bị sưng tấy nhờ giảm lưu lượng máu đến khu vực này, đặc biệt có hiệu quả trong 1 hoặc 2 ngày đầu tiên. Không nên trực tiếp đặt đá trên da để tránh tê tay, thay vào đó nên bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên vùng bị thương.

–   Bảo vệ: Có thể sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ bảo vệ cổ tay để ngăn ngừa thêm tổn thương.

–   Nghỉ ngơi: Hạn chế tập thể dục và giảm các nhu cầu hoạt động hàng ngày để cổ tay có thời gian phục hồi.

–   Nâng cao cổ tay: Giữ vùng bị thương cao hơn tim để cải thiện lưu thông máu đến cổ tay, điều này có thể giúp giảm sưng và giúp tay nhanh phục hồi hơn.

Nếu cơn đau cổ tay không được cải thiện sau các biện pháp tự chăm sóc hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì nên đến bệnh viện để được xem xét và điều trị toàn diện.

   c) Biện pháp ngăn ngừa đau cổ tay khi đánh cầu lông

Để ngăn ngừa chấn thương cổ tay khi tham gia thi đấu cầu lông, người chơi có thể tham khảo một số biện pháp như:

–   Khởi động kỹ: Giúp tăng cường nhiệt độ cơ bắp, tăng cường lưu lượng máu và oxy đến cơ, tăng tốc độ của các xung thần kinh, giúp cơ thể nhanh và linh hoạt hơn, tăng phạm vi di chuyển của khớp, giảm nguy cơ rách cơ và dây chằng;

–   Thả lỏng: Giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể và tránh chấn thương, tăng cường hiệu suất tập luyện. Mục đích của thả lỏng là hạ dần nhịp tim, tăng cường lưu thông máu và oxy đến các cơ, phục hồi khớp về tình trạng ban đầu và giảm nguy cơ đau nhức xương khớp, đau cổ tay khi đánh cầu;

–   Massage: Có thể giúp làm trôi các chất cặn bã trong cơ bắp và giải phóng các nút thắt chặt, u cục, vết sưng tấy ở cơ. Tuy nhiên massage cần đúng cách để tránh dẫn tới các tổn thương gây căng và rách cơ;

–   Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị được sử dụng trong cầu lông nhằm hạn chế chấn thương bao gồm giày tập và vợt tập như giày chống trượt, vợt với kích thước, trọng lượng vừa tay;

Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau khi chơi cầu lông, việc để cổ tay nghỉ ngơi và phục hồi là điều quan trọng, tập luyện liên tục hoặc lạm dụng các hoạt động thể thao có thể dẫn đến chấn thương.

2 . Đau Nhức Khớp Vai

   a) Nguyên nhân

Chấn thương chóp xoay là tình trạng bất kỳ nhóm cơ nào trong số 4 nhóm cơ chóp xoay hay các gân kết nối cơ với xương bị căng hoặc rách. Nguyên nhân đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể do chấn thương, ngã, va chạm, va đập hoặc do kỹ thuật không đúng, bao gồm:

–   Không khởi động đúng cách là lý do chính khiến bạn bị đau vai khi đánh cầu lông.

–   Chơi cầu lông quá sức, quá tải trong thời gian dài cũng gây đau nhức khớp.

–   Luyện tập không thường xuyên hoặc người mới bắt đầu luyện tập thể thao cũng dễ đau mỏi khớp vai.

–   Đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể liên quan đến các bệnh về cơ xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, viêm khớp…

   b) Cách điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, đau vai khi đánh cầu lông không phải do các nguyên nhân nghiêm trọng gây ra và có thể thuyên giảm trong vòng 2 tuần. Trong quá trình này, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh vận động vai quá mức gây đau hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng chấn thương.

–   Có thể uống thuốc giảm đau để giúp duy trì hoạt động hàng ngày mà không gây thêm đau đớn.

–   Chườm đá là một trong những phương pháp truyền thống nhất giúp giảm đau. Bạn có thể dùng túi đá hoặc đá gel để chườm lên vai.

Chườm đá có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi bị thương. Chườm đá giúp giảm đau và ngăn ngừa vết thương sưng tấy do giảm lưu lượng máu đến khu vực này.

Để tránh bị tê cóng da, bạn nên bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên vết thương. Bạn nên chườm đá trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần và để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.

   c) Biện pháp phòng ngừa

Đeo nẹp vai có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ vai bị tổn thương thêm. Bạn có thể đeo nẹp vai trong khi luyện tập hoặc thi đấu. Ngoài ra, bạn cần tránh chơi cầu quá sức, khởi động kĩ trước khi vào trận và không quá tham lam những quả cầu khó.

3. Căng cơ

Khi chơi cầu lông do một vài yếu tố khiến người chơi gặp tình trạng căng cơ khi chơi cầu lông. Bị căng cơ khi chơi cầu lông cần phải xử lý như thế nào, biện pháp phòng tránh căng cơ khi chơi cầu lông hiệu quả nhất.

   a) Nguyên nhân

Căng cơ xảy ra khi chơi cầu lông do người chơi mắc phải một số yếu tố sau:

–   Không thực hiện kỹ các động tác khởi động cơ bắp cẩn thận trước mỗi trận đánh cầu lông.

–   Cơ bắp thiết độ linh hoạt, dẻo dai.

–   Người chơi cầu sử dụng cơ bắp quá mức.

–   Trong quá trình thi đấu, tập luyện cầu lông do người chơi bị mất thăng bằng, trượt ngã khi thực hiện các động tác đánh cầu.

–   Các nhóm cơ ở cổ, thắt lưng, vai có thể bị giãn khi bạn thực hiện động tác ném hoặc nhấc vật nặng trong tư thế không thoải mái.

–   Quá sức, mệt mỏi.

–   Thời tiết lạnh khiến cơ bắp bị co cứng, dẫn đến tình trạng căng cơ cấp tính.

   b) Cách điều trị

Trong quá trình thi đấu, tập luyện cầu lông nếu phát hiện những triệu chứng như ở trên hãy ngừng cuộc thi đấu, tập luyện và thực hiện theo các bước dưới đây:

Những người bị căng cơ nhẹ có thể tự chữa căng cơ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Các căng cơ nhỏ có thể được điều trị bằng nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao (RICE) không cần phải đến bệnh viện.

–   Khi phát hiện những triệu chứng căng cơ hãy ngừng ngay lập tức cuộc thi đấu, tập luyện lại.

–   Dùng nước đá chườm lạnh vùng cơ bị tổn thương ngày đầu tiên khi bị căng cơ cứ 1 tiếng nên chườm đá 1 lần, mỗi lần 20 phút. Khi chườm đá nên bọc đá trong 1 chiếc khăn để tránh đá tiếp xúc trực tiếp lên da.

–   Bảo vệ cơ bắp đang bị co kéo không bị tổn thương nặng hơn bằng cách tránh sử dụng cơ bắp trong vài ngày. Sau hai ngày, từ từ bắt đầu sử dụng nhóm cơ bị ảnh hưởng nhưng không làm quá sức.

–   Những ngày tiếp theo, sau 4 giờ chườm đá lạnh một lần, mỗi lần 20 phút.

–   Quấn băng đàn hồi xung quanh vùng tổn thương cho đến khi vết sưng giảm bớt, khi quấn không nên quấn quá chặt vì có thể làm giảm lưu lượng máu.

–   Bên cạnh đó nên sử dụng thuốc chống viêm và sau 3 ngày nên chườm nóng cho cơ bắp nhiều lần trong ngày. Việc chườm nóng sẽ giúp mang lưu thông máu đến khu vực chấn thương giúp lành thương.

Lưu ý: Khi chườm nóng, bạn không nên đặt túi chườm trực tiếp lên da hãy đặt một lớp vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt với da để không làm bỏng da.

–   Nên tạm ngưng các bài tập như chạy bộ, đạp xe… một thời gian.

   c) Biện pháp phòng ngừa

–   Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sự linh hoạt của các cơ.

–   Không ngồi ở vị trí quá lâu, giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi để tránh căng cơ bắp chân, thắt lưng và cổ, nhấc đồ lên một cách cẩn thận.

–   Khởi động kỹ các bài tập khởi động trước mỗi trận thi đấu, tập luyện.

–   Nhấc đồ vật một cách cẩn thận.

–   Mang giày vừa vặn, thoải mái, đảm bảo chất lượng.

–   Lựa chọn sân chơi cầu lông đảm bảo, trên sân tập cầu lông xuất hiện các vật thể như đất, đá, cát, gồ ghề,…

4. Chấn thương đầu gối khi chơi cầu lông

   a) Nguyên nhân

Chấn thương khớp gối là một tổn thương rất thường gặp trong chơi cầu lông. Ngoài các xương (phần cứng), ở vùng khớp gối ta đặc biệt chú ý đến các dây chằng và sụn đệm. Bởi, đa phần các chấn thương khớp gối (do chơi thể thao) đều có liên quan đến tổn thường ở các thành phần này. Chức năng của các dây chằng là để “neo” ổn định các xương với nhau, các xương sẽ hoạt động trong một phạm vi được “kiểm soát” trước. Sụn đệm có tác dụng như một vật giảm chấn lên xương.

   b) Cách khắc phục chấn thương

 –   Nghỉ ngơi: ngay sau khi bị chấn thương, cần ngưng tập luyện hoặc thi đấu. Có thể giữ vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 1-3 ngày đầu.

–   Chườm lạnh: Mục đích để phòng ngừa biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10-15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng.

–   Băng ép: Mục đích là làm giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức. Dùng băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương, những vòng đầu phải quấn chặt, sau đó lỏng dần.

–   Kê cao vùng bị thương: Giúp máu trở về tim tốt hơn; làm giảm sưng, đau và viêm. Đặc biệt có thể kê cao chân 10-15 cm trong 1-3 ngày đầu. Tuy nhiên, không nên kê cao quá so với tim.

   c) Biện pháp phòng tránh

–   Cảnh giác với việc tập luyện quá mức trong cầu lông.

–   Sự an toàn trong môi trường tập luyện và thiết bị.

–   Khởi động thật kĩ.

Leave Comments

Scroll
0906 822 642
0906822642