Với lông thủ, vợt cầu lông là một trong những dụng cụ không thể thiếu và hết sức quan trọng. Tuy nhiên, khi tham gia trận đầu thì chúng ta không thể tránh khỏi các tình huống tranh chấp va chạm mạnh có thể làm cho vợt cầu lông bị nứt, đó không chỉ ảnh hưởng về tài chính mà còn mất mát về kỷ niệm. Qua bài viết, chúng ta hãy khám phá những nguyên nhân thường gặp khiến vợt cầu lông bị nứt và cách khắc phục để có những kiến thức phòng ngừa tốt nhất nhé.
I. Nguyên nhân khiến vợt cầu lông bị nứt
Để nắm rõ tình trạng vợt cầu lông bị nứt, nhận biết và hiểu được nguyên nhân là rất quan trọng. Dù đã được thiết kế tích hợp nhiều công nghệ cao nhưng việc xuất hiện hỏng hóc vẫn thường xảy ra và gây bất tiện cho người chơi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến vợt cầu lông bị nứt trong quá trình sử dụng:
- Va đập mạnh: Vợt bị va chạm mạnh trong các trường hợp tranh cướp cầu khiến vợt bị va đập với đối thủ hoặc đánh đôi, vợt bị rơi rớt, đánh lệnh điểm ngọt thường xuyên, đánh bằng khung vợt với lực mạnh…
-
Căng vợt quá mức: Việc căng vợt quá mức quy định sẽ khiến khung vợt bị tác động mạnh dẫn đến bị nứt, nặng hơn có thể gây ra gãy vợt.
- Cắt lưới sai kỹ thuật: Việc cắt lưới sai cách sẽ khiến khung vợt bị bóp méo, dẫn đến việc vợt cầu lông bị nứt khi không cắt đều dây.
II. Có nên tiếp tục sử dụng khi phát hiện vết nứt ở vợt không ?
Khi phát hiện vết nứt ở mức độ nhẹ, chúng ta thường chủ quan vẫn tiếp tục sử dụng hoặc cất đi chứ không tìm phương pháp khắc phục ngay. Đây là thói quen hoàn toàn sai vì khi vợt cầu lông bị nứt khiến lực kéo căng của dây cước trên mặt vợt sẽ không đồng đều, tăng nguy cơ gây nứt, làm méo khung vợt. Trường hợp xấu hơn khi để kéo dài tình trạng lâu dài sẽ khiến vợt bị gãy hoàn toàn khiến việc sửa chữa, khắc phục khó khăn hơn.
III. Cách khắc phục vợt cầu lông bị nứt
Đa số khi gặp vấn đề, người chơi thường sẽ hoang mang và tìm cách khắc phục. Sau đây là một số phương pháp khắc phục mà chúng ta có thể tham khảo:
1. Mang vợt đi bảo hành nếu lỗi của nhà sản xuất
Đây là cách dành cho vợt chính hãng, còn trong thời hạn bảo hành và gặp phát sinh lỗi của nhà sản xuất. Thường các lỗi của nhà sản xuất đa phần:
– Vợt tự xuất hiện vết nứt mà không có tác động ngoại lực.
– Căng đúng kĩ thuật, đúng thông số của vợt nhưng xuất hiện vết nứt.
Khi gặp những trường hợp trên, chúng ta có thể mang vợt đến nơi mua hàng để các nhân viên chuyên môn kiểm tra và bảo hành theo đúng chính sách nếu lỗi của nhà sản xuất.
2. Sử dụng keo dán kim loại chuyên dụng
Cách sử dụng keo dán chuyên dụng cho vợt cầu lông bị nứt là cách khắc phục tại nhà mà ai cũng có thể làm được, bạn có thể sử dụng keo dán để nắn, làm liền lại ví trí vết nứt như ban đầu.
Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính chất tạm thời áp dụng cho trường hợp nhẹ như vợt có vết nứt nhỏ. Đồng thời, vị trí dán thường sẽ khá yếu, vết nứt có thể xuất hiện lại nếu gặp va chạm mạnh.
3. Hàn vợt
Nếu bạn là một người chơi quan tâm về kinh tế thì phương pháp hàn sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoảng chi phí lớn so với việc mua vợt mới. Lựa chọn địa điểm hàn vợt uy tín và cao cấp để mang lại trải nghiệm tốt nhất, vì việc hàn vợt đòi hỏi tay nghề chuyên môn và trình độ kỹ thuật của người thợ phải cao, có kinh nghiệm và hiểu biết về vợt cầu lông, chất lượng mối hàn cũng như thẩm mỹ sau khi hàn.
Tuy nhiên thì cũng có những hạn chế khi chọn phương pháp này. Vợt sau khi hàn thường sẽ bị sai thông số do có thêm carbon sẽ làm tăng trọng lượng của vợt, vì vợt đã nứt được cố định lại bởi một mối hàn nên việc có thể bị nứt tại vị trí đó là rất cao do tính chất liệu vợt không còn đồng nhất. Vợt chỉ phù hợp cho việc đánh tập luyện và căng cước không quá cao do hiệu suất của vợt không còn được như lúc ban đầu.
4. Mua vợt cầu lông mới
Trong trường hợp vết nứt quá lớn hay chi phí phát sinh trong việc khắc phục quá lớn và việc phục hồi không còn được như trạng thái ban đầu, có thể gây ảnh hưởng và trải nghiệm của người chơi. Lúc này, bạn có thể đầu tư cho mình một cây vợt mới, việc sử dụng vợt mới sẽ giúp chúng ta trải nghiệm thêm về những công nghệ mới và cải thiện khả năng chơi cầu do được những công nghệ ấy hỗ trợ.
Việc lựa chọn vợt mới cũng rất quan trọng. Hãy lựa chọn các nơi bán vợt cầu lông bị chính hãng, uy tín và có các chính sách bảo hành tốt nhất cho người chơi. Nếu bạn cần tìm một nơi để mua vợt cầu lông chính hãng uy tín hãy ghé ngay VNB sports với hệ thống 61 cửa hàng trên toàn quốc.
Xem thêm: Các mẫu sản phẩm vợt cầu lông đang có mặt tại shopVNB.
Cách bảo quản trách nứt vợt cầu lông
Phòng ngừa việc vợt cầu lông bị nứt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí cũng như có kiến thức bảo quản, mang lại trải nghiệm tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp bảo quản và phòng ngừa giúp tăng tuổi thọ của vợt hiệu quả:
- Chú ý trong quá trình vận chuyển, tránh rơi rớt vợt: Trong quá trình di chuyển, vận chuyển vợt cần chú ý tránh va đập mạnh hay rơi rớt xuống mặt sàn làm tác động mạnh đến khung vợt.
- Báo trước với đồng đội trong đánh đôi: Nghe có vẻ kì lạ nhưng đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ vợt của bạn trong lúc đánh. Khi đang tập trung đánh, việc tham cầu hay giành cầu rồi va vợt nhau giữa 2 người chơi là rất thường xuyên xảy ra, kể cả là vận động viên chuyên nghiệp. Việc báo trước quả cầu đó ai sẽ là người lấy sẽ giúp cho 2 người không bị va chạm vợt nhau mà còn giúp hiểu ý nhau hơn trong trận đấu.
- Kiểm tra vợt của bạn thường xuyên: Hãy thường xuyên kiểm tra khung vợt của bạn để đảm bảo rằng không xuất hiện vết nứt trên khung vợt. Sau 3,4 lần căng cước vợt, người chơi nên thay cho vợt cầu lông của mình bộ gen vợt mới để bảo vệ khả năng chịu lực căng và độ bền cho vợt.
- Căng vợt theo thông số quy định của nhà sản xuất: Nên căng vợt trong mức quy định được ghi trên thân vợt để cho vợt của bạn được bền hơn. Việc bạn căng cao quá mức sẽ khiến cho khung vợt bị chịu lực căng quá lớn khi đứt lưới hoặc đánh vào vành vợt, khung vợt thì khả cao sẽ bị sụp khung và trường hợp xấu nhất là gãy vợt. Hiện nay các dòng vợt carbon thường chịu lực căng khá cao từ 12,5kg đến 16kg (tương đương 27lbs đến 35lbs).