Nguyên nhân gãy vợt cầu lông và vợt cầu lông bị gãy nên làm gì

Khi ta bước vào sân cầu lông, được cầm cây vợt ưa thích của bản thân và chơi hết mình là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, có một nỗi lo sợ mà người chơi cầu lông nào cũng không muốn xảy ra làm cho cảm xúc chơi cầu lông bị dập tắt đó là vợt cầu lông bị gãy. Đây không chỉ là một vấn đề về tài chính mà còn là sự mất mát kỷ niệm của người chơi. Nguyên nhân gãy vợt cầu lông có thể đến từ nhiều yếu tố như các lỗi kỹ thuật đến những yếu tố về vật liệu và cả việc chăm sóc vợt. Trong bài báo này, chúng ta sẽ khám phá các Nguyên nhân gãy vợt cầu lông và vợt cầu lông bị gãy nên làm gì và phòng ngừa chúng để mang lại trải nghiệm chơi cầu lông tốt nhất.

1. Nguyên nhân gãy vợt cầu lông

Trong thế giới của cầu lông, mỗi trận đấu mang theo không chỉ sự hứng thú và hồi hộp mà còn là nguy cơ vợt cầu lông có thể bị gãy. Dù đã được thiết kế để chịu được những cú đánh mạnh mẽ, nhưng vợt cầu lông vẫn dễ bị hỏng, gây ra sự bất tiện và chi phí không mong muốn cho người chơi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra việc gãy vợt cầu lông:

– Va chạm: Thường xảy ra trong các trận đánh đôi. Trong quá trình tập trung vào trận đấu vì đang trong những pha cầu gây cấn, thì việc va chạm vợt với nhau là rất dễ xảy ra. Dù chỉ là vô ý nhưng trong lúc đánh người chơi đã dùng nhiều sức để đánh cầu nên khi va chạm thì tỉ lệ gãy vợt hầu như là rất cao.

– Vợt đã sử dụng quá lâu: Sự hao mòn từ việc sử dụng liên tục, sử dụng trong thời gian dài cũng có thể làm yếu đi cấu trúc của vợt. Các vết trầy xước và va đập dần dần làm giảm độ bền của vợt, dẫn đến gãy vợt cầu lông của bạn.

– Vợt có chất lượng kém: Vợt cầu lông không phải chính hãng hoặc được sản xuất từ vật liệu kém chất lượng sẽ không chịu được mức căng cao và lực tay khoẻ của người chơi dẫn đến tình trạng bị gãy.

– Bảo quản vợt không đúng cách: Việc không bảo quản vợt cầu lông đúng cách, chẳng hạn như để nó trong môi trường quá nhiệt độ cao hoặc độ ẩm, để vợt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không cắt cước vợt khi không sử dụng trong một khoảng thời gian dài làm cho mặt khung vợt chịu lực căng của cước rồi dần dần vợt sẽ bị méo và gãy. Ngoài ra còn có thể do gen vợt đã sử dụng quá nhiều lần và không được thay thế khiến vợt bị hiện tượng sụp lún gen, lâu dần cước đan sẽ tác động một lực lớn trực tiếp lên khung vợt làm khung không thể chịu được và gãy.

– Lỗi Kỹ Thuật: Một số lỗi kỹ thuật trong các động tác đánh cầu lông như cách cầm vợt không đúng, hoặc đánh cầu vào vị trí không chính xác có thể tạo ra lực tác động lớn không mong muốn lên vợt, dẫn đến việc gãy.

– Lỗi từ nhà sản xuất: Đây là lỗi của sản phẩm xuất hiện do trong quá trình sản xuất vật liệu làm nên vợt đã ko đạt đủ chất lượng. Tuy nhiên đây là một lỗi rất ít khi bắt gặp và thường được phát hiện sớm, người chơi hoàn toàn yên tâm vì đa số lỗi từ nhà sản xuất đều sẽ được các hãng bảo hành đầy đủ nếu như sử dụng sản phẩm chính hãng.

Nguyên nhân gãy vợt cầu lông

2. Vợt cầu lông bị gãy nên làm gì?

Một số người chơi thường cảm thấy hoang mang và tự hỏi “Vợt cầu lông bị gãy nên làm gì?”. Khi phát hiện vợt cầu lông bị gãy mọi người có thể lựa chọn các phương pháp sau đây.

2.1 Hàn vợt 

Nếu như bạn là người quan tâm về vấn đề kinh tế và vợt của bạn gãy ko quá nặng thì việc chọn hàn lại vợt cầu lông sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoảng chi phí lớn thay vì mua vợt mới. Lựa chọn địa điểm hàn vợt carbon cao cấp và uy tín để mang lại cho bạn trải nghiệm tốt nhất vì việc này đòi hỏi những người thợ hàn có kinh nghiệm và hiểu biết về vợt cầu lông để đảm bảo chất lượng mối hàn, chất lượng vợt sau hàn và thẩm mỹ.

Tuy nhiên cũng có những hạn chế khi chọn phương pháp này. Vợt sau khi hàn thường sẽ bị sai thông số do có thêm carbon sẽ làm tăng trọng lượng của vợt, vì là vợt đã gãy được cố định lại bởi một mối hàn nên việc có thể bị gãy tại vị trí đó là rất cao do tính chất liệu vợt không còn đồng nhất. Vợt chỉ phù hợp cho việc đánh tập luyện và căng cước không quá cao do hiệu suất của vợt không còn được như lúc ban đầu.

2.2 Mang vợt đi bảo hành

Đây là cách dành cho những sản phẩm vợt chính hãng, còn trong thời gian bảo hành và bị gãy do lỗi nhà sản xuất. Các lỗi từ nhà sản xuất thường là:

– Vợt tự gãy mà không có bất kì tác động lực nào.

– Căng đúng mức căng ghi trên thông số nhưng vợt gãy.

– Vợt sau khi căng cước lần đầu đã có dấu hiệu lún gen, sụp khung.

2.3 Làm kỉ niệm hoặc sử dụng vợt bị gãy để làm thành những vật dụng khác

Nếu cây vợt cầu lông ưa thích đã gắn bó bạn suốt bao năm và bạn muốn giữ lại kỉ niệm gì đó cho bản thân khi vợt bị gãy thì shopVNB xin giới thiệu một số phương án như sau:

– Dùng đũa vợt để làm bút: Có thể dùng đũa vợt ra để nhét ruột bút mực vào và trở thành 1 phiên bản bút của riêng bạn.

– Dùng làm móc gắn chìa khoá: Nhiều người chơi sáng tạo ra móc gắc chìa khoá với phần chữ T của khung vợt đã gãy vì họ muốn giữ lại kỉ niệm với cây vợt mà họ yêu quý.

– Dùng để trang trí bằng cách treo vợt ở trên tường hoặc phòng riêng để lưu giữ kỉ niệm.

2.4 Mua vợt mới

Nếu bạn không thích sử dụng những cây vợt hàn và cây vợt bị gãy của bạn đã sử dụng quá lâu và không còn đem lại hiệu quả trong những pha đánh cầu thì bạn nên đầu tư cho mình 1 cây vợt cầu lông mới. Mua vợt mới sẽ giúp bạn trải nghiệm được những công nghệ mới và cải thiện khả năng chơi cầu của bạn rất nhiều vì được các công nghệ ấy hỗ trợ.

Việc lựa chọn vợt mới cũng rất quan trọng. Hãy lựa chọn các nơi bán vợt cầu lông chính hãng, uy tín và có các chính sách bảo hành tốt nhất cho người chơi. Nếu bạn cần tìm một nơi để mua vợt cầu lông chính hãng uy tín hãy ghé ngay VNB sports với hệ thống 61 cửa hàng trên toàn quốc.

Làm kỉ niệm hoặc sử dụng vợt bị gãy để làm thành những vật dụng khác

3. Cách bảo quản để tránh gãy vợt cầu lông

Phòng ngừa việc vợt cầu lông bị gãy không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại trải nghiệm chơi tốt hơn cho người chơi. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa và cách xử lý khi vợt cầu lông gãy để tối ưu hóa hiệu suất và tuổi thọ của vợt.

– Không để vợt ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp: Nên để vợt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời vì đây là những yếu tố gây ra tình trạng giòn vợt khiến vợt dễ bị gãy.

– Báo trước với đồng đội trong đánh đôi: Nghe có vẻ kì lạ nhưng đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ vợt của bạn trong lúc đánh. Khi đang tập trung đánh, việc tham cầu hay giành cầu rồi va vợt nhau giữa 2 người chơi là rất thường xuyên xảy ra, kể cả là vận động viên chuyên nghiệp. Việc báo trước quả cầu đó ai sẽ là người lấy sẽ giúp cho 2 người không bị va chạm vợt nhau mà còn giúp hiểu ý nhau hơn trong trận đấu.

– Kiểm tra vợt cầu lông của bạn thường xuyên: Hãy thường xuyên kiểm tra khung vợt của bạn để đảm bảo rằng không xuất hiện vết nứt trên khung vợt vì đây sẽ là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy khung vợt của bạn đã gặp vấn đề. Sau 3,4 lần căng cước vợt, người chơi nên thay cho vợt cầu lông của mình bộ gen vợt mới để bảo vệ khả năng chịu lực căng và độ bền cho vợt.

– Căng vợt theo thông số quy định của nhà sản xuất: Nên căng vợt trong mức quy định được ghi trên thân vợt để cho vợt của bạn được bền hơn. Việc bạn căng cao quá mức sẽ khiến cho khung vợt bị chịu lực căng quá lớn khi đứt lưới hoặc đánh vào vành vợt, khung vợt thì khả cao sẽ bị sụp khung và gãy vợt. Hiện nay các dòng vợt carbon thường chịu lực căng khá cao từ 12,5kg đến 16kg (tương đương 27lbs đến 35lbs).

Cách bảo quản để tránh gãy vợt cầu lông

Leave Comments

Scroll
0906 822 642
0906822642