Bộ môn thể thao cầu lông là một trong những môn rất có nhiều lợi ích về sức khỏe độ bền bỉ. Để trở thành một người chơi cầu lông giỏi, bạn không chỉ cần thông thạo những kỹ thuật đánh khó mà còn phải nắm cách cầm quả cầu lông như thế nào? Cách cầm quả cầu lông có rất nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nội dung thi đấu hay tình huống cụ thể ta sẽ có cách cầm quả cầu lông phù hợp nhất.
1. Cách cầm quả cầu lông: Phát cầu trái tay thấp gần
Đây là cách mọi người thường gặp nhất ở các VĐV thi đấu và VĐV chơi cầu phong trào ở mọi nơi trên Thế Giới.
– Mọi người cầm 2 ngón tay, trỏ và ngón trái tay trái cầm vào 1 cộng lông trong số 16 lông của quả cầu lông.
– Phần đit cầu được hướng nằm vuông góc vào mặt vợt, tao ra một góc 45 – 90 độ so với mặt lưới vợt.
Đây là cầm phổ thông nhất ai ai cũng đều thấy được sử dụng trong các sân cầu lông. Ưu điểm của cách cầm quả cầu lông này đó chính là việc linh hoạt trong phát cầu, giúp đường cầu bây ổn định và chính xác.Ngoài ra còn rất nhiều tùy biến khác cho cách cầm quả cầu lông này có thể nói đến như vị trí tiếp xúc cầu và mặt vợt ở chính giữa đít cầu thì cầu sẽ bay thẳng ngang mặt lưới, nếu điểm tiếp xúc nằm lệch chính giữa đít cầu và miết mặt vợt thì bạn sẽ có một pha phát cầu xoáy, khiến đối phương khó khăn trong việc trả bước một. Đây là một kỹ thuật khó đòi hỏi mọi người cần tập luyện nhiều lần mới có thể thực hiện được nó.
2. Cách cầm quả cầu lông: Phát cầu trái tay cao sâu
Cách cầm quả cầu lông để phát cầu trái tay cao sâu này thường sử dụng nhiều trong đánh đôi và cả đánh đơn, nó phổ biến đến mức chúng ta có thể bắt gặp ở cả nội dung đôi nam, đôi nam nữ, đôi nữ, đơn nữ hay cả đơn nam.
Động tác này cũng tương tự cách cầm cầu lông phát cầu trái tay thấp gần nhưng lực tác động mạnh hơn, gia tốc vợt nhanh hơn để đảm bảo cầu bay cao và nhanh về phía sau. Ưu điểm của những pha cầm cầu lông phát cầu trái tay cao sâu như vậy là khiến đối phương bất ngờ, đôi khi là không kịp phản ứng dẫn tới ghi điểm trực tiếp.
Bù lại, nhược điểm của những pha cầu như vậy là đòi hỏi người giao cầu phải có kỹ thuật cao, sự tập trung tuyệt đối nếu không sẽ gặp phải lỗi phát cầu cao tay, bắn cầu hay lực quá mạnh khiến cầu ngoài sân hay thậm chí trở thành pha cầu chuyền 2 cho đối thủ dứt điểm.
3. Cách cầm quả cầu lông: Phát cầu lông thuận tay cao sâu
Cách cầm cầu lông này phổ biến trong nội dung đánh đơn, nổi bật nhất là ở nội dung đơn nữ, chúng ta cũng có thể thấy ở một số vận động viên đơn nam, nổi bật ở Việt Nam chúng ta có VĐV Nguyễn Tiến Minh
Ở cách cầm này, chúng ta đặt quả cầu vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm xung quanh quả cầu lông một cách tự nhiên.
Khi đánh cầu, tay cầm cầu giơ lên cao đồng thời tay cầm vợt ở tư thế đưa ra sau ở tư thế chuẩn bị vung vợt, đồng thời tay cầm cầu hạ xuống, điểm tiếp xúc cầu không cao quá thắt lưng người chơi.Với cách cầm cầu lông này, chúng ta dễ dàng điều khiển quả cầu bay với lực mạnh nhất, giúp cầu nhanh chóng được đẩy đi cao sâu về phía cuối sân.
Đường cầu bay với quỹ đạo cao và sâu về phía cuối sân sẽ là pha cầu tốt bởi với cách phát cầu này sẽ hạn chế được tốc độ của đối phương khi đánh lưới, đồng thời kéo được đối phương về phía cuối sân mở rộng khoảng trống trước mặt.
4. Cách cầm cầu lông: Phát cầu thuận thay cao thấp
Cách cầm cầu lông phát cầu thuận tay thấp gần cũng tương tự như động tác cầm cầu phát thuận tay cao sâu nhưng với lực nhẹ hơn. Quỹ đạo cầu bay yêu cầu sát mặt lưới và điểm rơi ngay sát vạch phát cầu ngắn.
Động tác phát cầu này hiện nay khá ít các VĐV sử dụng, tuy vậy chúng ta vẫn bắt gặp ở một số VĐV thi đấu chuyên nghiệp, trong đó có hai tay vợt: Đan Mạch – Peter Gade và huyền thoại cầu lông Việt Nam – Nguyễn Tiến Minh.Cách cầm quả cầu lông phát thuận tay thấp gần thường được sử dụng khi quan sát thấy đối phương đứng xa vạch giới hạn phát cầu, mục đích đéo đối phương lại gần lưới và để lộ khoảng trống phía sau lưng.