Đánh cầu lông bị đột quỵ và cách phòng ngừa hạn chế tối đa tình trạng đột quỵ

Đột quỵ khi đánh cầu lông hay đột tử khi đánh cầu là một vấn đề vô cùng quan trọng liên quan đến sức khỏe của các anh em lông thủ, gần đây đã có một vận động viên của đội tuyển Trung Quốc là Zheng Zhi Jie bị đột quỵ ngay một trận đánh cầu lông. Và nhiều người thắc mắc về vấn đề đánh cầu lông bị đột quỵ nguy hiểm không và cách phòng ngừa hạn chế đột quỵ khi đánh cầu như thế nào. Hãy cùng ShopVNB tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Đây là những chia sẻ cơ bản của ShopVNB muốn truyền đạt đến các bạn để có thêm kiến thức nếu có các dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất hoặc hỏi tư vấn bác sĩ để có thông tin chuyên sâu hơn.

1. Tìm hiểu về vấn đề đánh cầu lông bị đột quỵ 

1.1 Đột quỵ là gì ?

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu về đột quỵ là gì ? Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Ngoài ra đột quỵ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là do các bệnh lý về tim mạch. Theo thống kê, khoảng 80% trường hợp đột quỵ là do tim ngừng đập đột ngột. Và vận động viên của đội tuyển Trung Quốc là Zheng Zhi Jie bị đột quỵ ngay một trận đánh cầu lông với nguyên do là với vấn đề về tim mạch.

1.2 Nguyên nhân dẫn đến đánh cầu lông bị đột quỵ là gì ?

Tăng huyết áp: Là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đánh cầu lông bị đột quỵ. Tăng huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch đặc biệt là động mạch máu não, tăng nguy cơ vỡ mạch. Những người có huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn cần được điều trị.

Bệnh tim: Bao gồm sự khiếm khuyết của van tim hoặc nhịp tim không đều. 1/4 trong số các ca đột quỵ ở người cao tuổi xuất phát từ các bệnh liên quan đến tim.

Cân nặng và chế độ luyện tập cầu lông: Thừa cân, béo phì là một trong số các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách áp dụng các chế độ luyện tập và đánh cầu lông một cách hợp lý.

Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc đột quỵ cao hơn nữ giới. Tuy nhiên nữ giới thường mắc đột quỵ khi đã cao tuổi, điều này làm giảm khả năng phục hồi và tăng nguy cơ tử vong.

2. Những dấu hiệu của việc đánh cầu lông bị đột quỵ

Các dấu hiệu đánh cầu lông bị đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

– Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

– Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

– Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

– Đau tức ngực, nghẹn thở, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Tim đập nhanh, không đều, hồi hộp, lo âu, đổ mồ hôi lạnh. Da xanh xao, lạnh, ẩm ướt, nhợt nhạt, mất dần ý thức.

đánh cầu lông bị đột quỵ

3. Những cách phòng ngừa hạn chế tối đa tình trạng đánh cầu lông bị đột quỵ

Đây là những chia sẻ cơ bản của ShopVNB muốn truyền đạt đến các bạn để có thêm kiến thức nếu có các dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất hoặc hỏi tư vấn bác sĩ để có thông tin chuyên sâu hơn.

3.1 Tự xác nhận nhịp tim của bản thân

Để phòng tránh đánh cầu lông bị đột quỵ thì điều đầu tiên bạn cần làm là xác định nhịp tim của bản thân vào lúc sáng sớm và đặc biệt là lúc trước khi vận động đánh cầu lông. Nếu bạn có đồng hồ thông minh thì có thể xem trực tiếp, còn đối với những bạn không có đồng hồ thông minh thì các bạn có thể dùng cách đặt 2 ngón tay lên cổ ở khu vực bên phải cổ trong vòng 10s hoặc có thể là 60s. Và đếm mạch trong tâm trí của mình sau đó dùng số nhịp mạch trong thời gian 10s X6 lần lên.

cách để tay đo nhịp tim

Mỗi lứa tuổi sẽ có nhịp tim đập khác nhau, với nhịp tim trung bình ở mức bình thường là 60 – 100/ mỗi phút trong trạng thái tĩnh. Riêng đối với vận động viên hoặc những người chơi cầu lông lâu năm đều đặn thì nhịp tim sẽ chậm hơn. Với cách này sẽ giúp các bạn xác định được hiện trạng cơ thể của các bạn trước khi đánh cầu giúp bạn tránh vấn đề đánh cầu lông bị đột quỵ.

nhịp đập tim theo từng độ tuổi

3.2 Xác định nhịp tim Max 

Xác định nhịp tim Max với một mẹo nhỏ như lấy 220 trừ đi cho số tuổi của các bạn ví dụ như bạn 25 tuổi thì 220 – 25 = 195 là mức vận động của bạn lên đến 195 nhưng khi đạt mức đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi cực điểm và không còn sức. Việc xác định max giúp bạn kiểm tra được độ an toàn nhịp tim của bạn đạt được mức nào để vận động tham gia cầu lông một cách an toàn. Đối với những người cao tuổi thì càng vận động càng ít càng giảm trường hợp đánh cầu lông bị đột quỵ.

Và từ ngưỡng max đó bạn có thể tính ra được ngưỡng nhịp tim an toàn để vận động một cách tốt nhất ví dụ: 195 là ngưỡng max thì trừ đi cho 30 thì bạn còn 165 thì mức 165 là ngưỡng an toàn giúp bạn đánh cầu lông thoải mái trong ngưỡng đó mà không bị đột hay đột tử. Khi đánh cầu xong bạn nên đó nhịp tim của mình để biết bản thân nằm ở ngưỡng nào để tránh việc xảy ra tình trạng đáng tiếc.

ngưỡng nhịp tim trung bình

3.3 Xác định nhịp tim sau khi đánh cầu lông

Sau khi đánh cầu bạn sẽ nghỉ ngơi từ 3 – 5 phút thì tim của bạn sẽ quay về với nhịp tĩnh với mức trung bình là 80 – 90 là ngưỡng nhịp tim mà cơ thể bạn vẫn có thể tiếp tục đánh cầu lông hay vận động. Nếu như bạn đã ngồi ngơi mà nhịp tim của bạn vẫn còn trên mức trên 100 thì cơ thể của bạn sẽ rất mệt và không còn đủ sức để tiếp tục vận động. Nếu bạn vẫn cố gắng hoạt động thì đánh cầu lông bị đột quỵ là chuyện rất dễ xảy ra.

 

3.4 Lắng nghe cơ thể và hiện trạng của bản thân

Khi bạn đánh cầu nhưng vẫn không ra mồ hôi, cơ thể mệt mỏi mặc dù nhịp tim bạn ở mức trung bình và an toàn. Thì lúc đó vấn đề này xảy ra là do bạn thức khuya, bạn sử dụng các chất kích thích như bia rượu sẽ dẫn đến tích tụ các chất độc trong người dẫn đến rối loạn nhịp tim dẫn đến việc đánh cầu lông bị đột quỵ bất ngờ.

Thêm vào là đánh cầu lông xong bạn ngồi ngay vào vùng thay đổi nhiệt đột ngột hoặc vừa đánh xong các bạn ngồi ngay xuống nghỉ ngơi việc này làm thay đổi áp suất và nhiệt độ một cách đột ngột khiến cho bạn hạ huyết áp một cách nhanh chóng.

3.5 Một số điều bạn cần biết thêm để phòng tránh việc đánh cầu lông bị đột quỵ

Để phòng ngừa việc đánh cầu lông bị đột quỵ, bạn cần chú ý thêm những điều sau:

– Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, đột tử hoặc các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu.

– Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý có liên quan đến tim mạch, não bộ, hô hấp, tuần hoàn. Chấp hành nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo uống thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian quy định.

– Thay đổi lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá, giảm cân, ăn uống cân bằng, hạn chế muối, đường, chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, chất xơ.

– Vận động thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.

– Học cách sơ cứu cơ bản như massage tim, thở nhân tạo, sử dụng máy khử rung tim. Những kỹ năng này có thể giúp cứu sống người bệnh khi xảy ra đột tử.

– Ngoài ra sử dụng thêm các phụ kiện bình xịt xoa bóp để giảm đau giảm, lạnh giúp cho cơ thể của bạn thích nghi nhanh hơn với việc hoạt động thể thao, còn phòng tránh chấn thương

sử dụng phụ kiện cầu lông để tránh việc đánh cầu lông bị đột quỵ

Leave Comments

Scroll
0906 822 642
0906822642