Chắc hẳn với những người hâm mộ cầu lông Việt Nam và dõi theo tin tức của các vận động viên cầu lông nước nhà thì cái tên Nguyễn Thùy Linh không còn quá xa lạ nữa. Với những cố gắng cùng tiến bộ vượt bậc trong vài năm vừa qua, Nguyễn Thùy Linh đã mang lại cho bản thân và nước nhà nhiều danh hiệu trong và ngoài nước. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về vận động viên Nguyễn Thùy Linh – hi vọng số một của cầu lông đơn nữ Việt Nam ở thời điểm hiện tại. 1. Con Đường Đến Với Môn Cầu Lông Của Nguyễn Thuỳ Linh – Tay Vợt Cầu Lông Nữ Số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh (sinh ngày 20 tháng 11 năm 1997) là một vận động viên cầu lông Việt Nam. Cô bắt đầu sự nghiệp khi rời quê hương ở tỉnh Phú Thọ, được đào tạo tại câu lạc bộ cầu lông Hà Nội và sau đó gia nhập câu lạc bộ cầu lông Đà Nẵng. Cô lần đầu đại diện cho Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 năm 18 tuổi. Cô đã giành được danh hiệu quốc tế đầu tiên tại Nepal International 2016. Hiện tại cô là VĐV số 1 Việt Nam và hạng 60 trên bảng xếp hạng thế giới. Thứ hạng cao nhất mà cô từng đạt được là xếp thứ 41 thế giới. Sinh ra trong một gia đình không ai liên quan đến thể thao, ở vùng đất Phú Thọ, cô bé sinh năm 1997 ngẫu nhiên bén duyên cầu lông chính từ tình yêu hiếm có của ông nội. Khi mới học lớp 2, Linh đã được ông sắm cho mấy bộ quần áo và mấy cây vợt “xịn” để theo ông đến các sân phong trào vào mỗi buổi chiều. Cô cháu gái cũng nhanh chóng bộc lộ niềm đam mê và năng khiếu hiếm có. Và năm Linh 10 tuổi, ông nội quyết định đưa cháu lên Hà Nội xin vào lớp năng khiếu của HLV Dương Thị Liên. Thậm chí, ông còn liên hệ với gia đình một người thân ngay sát NTĐ Cầu Giấy xin ở cho Linh ở nhờ, rồi thuê một người chăm lo riêng nhằm giúp cháu có điều kiện tập luyện tốt nhất. Nhờ sớm được đặt vào một quy trình đào tạo bài bản, bản thân lại có tố chất và rất chăm chỉ, Linh lập tức phát lộ như một nhân tố trẻ đầy triển vọng. Chỉ sau 1 năm ăn tập chuyên nghiệp, cô bé đất Tổ đã có thể tranh tài sòng phẳng tại các cuộc đấu trẻ, và đến năm 13 tuổi đã có tấm HCV giải trẻ toàn quốc đầu tiên. Kể từ đó, Linh luôn là VĐV không có đối thủ ở lứa tuổi của mình. 2. Sự Nghiệp Và Thành Tích Của Nguyễn Thuỳ Linh Tài năng đang nở rộ ở tuổi 19, tay vợt Nguyễn Thùy Linh còn nổi lên như một hotgirl của làng cầu lông Việt nhờ nét xinh tươi, duyên dáng và cá tính đặc biệt. Cầu lông nữ Việt Nam từng chỉ có hoa khôi Vũ Thị Trang, tay vợt từng đoạt HCĐ SEA Games và đang đứng trong top 60 thế giới. Thế nhưng giờ đây, Trang đã có một truyền nhân và phần nào đó chính là đối thủ cạnh tranh xứng tầm, Nguyễn Thùy Linh, với niềm đam mê cùng hành trình thăng tiến kỳ lạ. Cách đây 5 năm, nghiệp cầu lông của Linh lại có một ngã rẽ mới khi chuyển vào đầu quân cho một đơn vị ở miền Trung là Đà Nẵng, nơi Linh nhận được sự đầu tư tối đa về mọi mặt. Và trong 4 năm trở lại đây, gương mặt trẻ đã có những bước vượt bậc, với một nền tảng thể lực sung mãn, các kỹ năng bài bản, lối đánh thông minh cùng tinh thần mạnh mẽ. Tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, Linh gây bất ngờ lớn với tấm HCĐ đơn nữ. Đến giải các tay vợt xuất sắc toàn quốc 2014, tay vợt 17 tuổi lọt vào tới tận chung kết, và chỉ chịu thua ngôi sao số 1 lúc đó là Vũ Thị Trang. Nhờ thế, Linh đã lọt thẳng vào đội hình chính thức dự tranh SEA Games 2015. Tại giải các tay vợt xuất sắc toàn quốc 2015, Linh đã tận dụng hoàn hảo cơ hội Vũ Thị Trang vắng mặt để giành ngôi vô địch, sau khi đánh bại thuyết phục hàng loạt đàn chị có thứ hạng, thâm niên hơn mình. Từ một gương mặt vô danh, Thùy Linh đã trở thành tay vợt số 2 của cầu lông nữ Việt Nam. Người đẹp cầu lông này thậm chí còn được đánh giá đủ sức sớm vươn lên thách thức vị trí số 1 của Vũ Thị Trang. Và điều gì đến cũng phải đến, năm 2018 cô thắng đàn chị Vũ Thị Trang 2-1 tại bán kết cầu lông nữ Đại hội TDTT Toàn quốc và trở thành số 1 Việt Nam. Đến năm 2020 Nguyễn Thùy Linh vượt mặt Vũ Thị Trang đoạt vé dự Olympic Tokyo và đây cũng là kỳ Thế vận hội đầu tiên Nguyễn Thuỳ Linh tham dự. Tại bảng P, Thùy Linh làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam khi có những chiến thắng ấn tượng trước những đối thủ được đánh giá cao hơn mình như Qi Xuefei (Pháp), Sabrina Jaquet (Thụy Sĩ) và chỉ chịu gác vợt trước tay vợt số 1 thế giới Tai Tzu Ying (Đài Loan). Sau khi giải đấu kết thúc, trên bảng xếp hạng BWF Thùy Linh đã có bước nhảy 3 bậc trên bảng xếp hạng các tay vợt nữ hàng đầu thế giới, từ hạng 49 lên hạng 46. Thùy Linh cũng là tay vợt có bước nhảy lớn nhất trong nhóm 60 tay vợt hàng đầu thế giới vào thời điểm đó. Trong năm 2022, Thuỳ Linh tiếp tục là đại diện nữ duy nhất của cầu lông Việt Nam thi đấu giải cầu lông Singapore mở rộng 2022. Tại đây, cô có chiến thắng khá nhọc nhằn trước tay vợt Iris Wang (người Malaysia) đang xếp hạng 33 thế giới. Dù đã rất cố gắng nhưng Thùy Linh đã không thể tạo nên bất ngờ trước VĐV rất mạnh người Ấn Độ Sindhu Pusarla (thứ 7 thế giới). Vào tháng 7 vừa qua, Thùy Linh tham gia giải Đài Loan mở rộng nhưng rất tiếc cô đã dừng bước ở ngay vòng 1. Ngày 22/8 này, tại Giải Vô địch Thế giới, tay vợt cầu lông nữ số 1 Việt Nam sẽ đối đầu với VĐV người Nhật Bản Aya Ohori đang xếp thứ 27 thế giới. Hi vọng Thùy Linh có thể tạo nên bất ngờ. Ngoài tài năng đang nở rộ, Thùy Linh còn nổi lên như một hotgirl của làng cầu lông nhờ sự xinh tươi, duyên dáng và một cá tính đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên, chị đã lọt vào tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp, và có một bản hợp đồng gắn bó với thương hiệu một hãng thể thao của Indonesia để nhận khoản đầu tư có giá trị 8.000 USD/năm.

ó lẽ khi nhắc đến Trung Quốc rất nhiều người trong số chúng ta suy nghĩ ngay đến những môn thể thao được phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Và cầu lông cũng là một trong những niềm tự hào giúp cho thể thao Trung Hoa vương xưng bá trong nhiều năm nay. Hôm nay hãy cùng mình lí giải sự thành công của cầu lông Trung Quốc nhé.

1. Những Thành Tích Mà Cầu Lông Trung Quốc Đã Đạt Được

Trước khi đi vào tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của cầu lông Trung Quốc thì hãy cùng với mình liệt kê qua những thành tích mà cầu lông nước này đã đạt được cho đến nay.

–  Tại Olympic kể từ năm 1992 khi cầu lông lần đầu được đưa vào góp mặt ở thế vận hội Trung Quốc đã giành tổng cộng 41 tấm huy chương các loại tính đến năm 2016. Đây là con số rất đáng để nếu so với các đội tuyển khác cũng có thành tích cao ở môn cầu lông trong các kỳ thế vận hội. Ấn tượng hơn nữa là tổng số huy chương vàng trong môn cầu lông tại các kỳ thế vận hội của Trung Quốc là 18 huy chương trong tổng số 34 huy chương vàng được trao từ năm 1992 đến 2006. Điều này chứng minh rằng số lượng huy chương vàng mà Trung Quốc có được ở các kỳ thế vận hội còn nhiều hơn tổng số huy chương vàng của tất cả các quốc gia khác cộng lại.

–  Sự vĩ đại của cầu lông ở Trung Quốc không chỉ gói gọn trong khuôn khổ Thế vận hội mà tại nhiều sân chơi lớn khác như Thomas, Uber và Surdiman Cup, cầu lông Trung Quốc cũng tỏ ra vô cùng vượt trội. Với Thomas Cup, họ giành tới 6 lần vô địch trên tổng số 8 lần giải đấu này tổ chức kể từ năm 2004, 9 tấm huy huy chương vàng tại Uber Cup sau 11 lần tham gia và ở giải đồng đội nam nữ Surdiman Cup là 11 lần lên ngôi trên 13 lần giải đấu này tổ chức.

–  Thành tích ở một số cuộc thi cầu lông khác bao gồm giải vô địch thế giới và các sự kiện khác thuộc nhiều cấp độ cầu lông trong nhiều năm kể từ khi xuất hiện tại giải vô địch thế giới môn cầu lông các tay vợt Trung Quốc đã giành tổng cộng 60 chương vàng con số này là rất cao so với cường quốc cầu lông trên thế giới. Xếp ngay sau là Indonesia với 23 huy chương, Hàn Quốc 10 huy chương và Nhật Bản 6 huy chương. Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất cho đến này thâu tóm hết tất cả huy chương vàng được trao tại giải World Cup vào các năm 1987, 2010 và 2011. Thành tích này của cầu lông Trung Quốc rất đáng nể phục và trong tương lai con số này có thể sẽ còn nối dài hơn nữa. Tất cả đã lí giải sự thành công của cầu lông Trung Quốc.

2. Những Nguyên Nhân Tác Động Đến Sự Thành Công Mạnh Mẽ Của Cầu Lông Trung Quốc.

a) Người dân Trung Quốc rất yêu chuộng cầu lông.

Hai môn thể thao được theo dõi nhiều nhất tại Trung Quốc là cầu lông và bóng bàn. Tuy trong những năm gần đây đã có rất nhiều bộ môn mới nổi vươn lên và chiếm tần suất theo dõi của người dân Trung Quốc tiêu biểu như bóng đá với giải vô địch quốc gia China Super League, thế nhưng tình yêu của người Trung Quốc dành cho cầu lông là không hề thay đổi.

Môn thể thao này tại Trung Quốc vẫn giữ được cho mình số lượng người xem rất đông đảo. Vì vậy số lượng người chơi cầu lông ở Trung Quốc cũng cực kì cao. Vào mùa xuân và mùa hè nhiều trẻ em được cha mẹ và ông bà dẫn đi chơi cầu lông ở khu chung cư của họ và trong các công viên địa phương. Thông thường môn thể thao này được chơi trong nhà trên sân chuyên nghiệp. Người Trung Quốc xem cầu lông là một cách tuyệt vời để thư giãn khỏi những áp lực trong ngày và là phương thức để kết nối hữu hiệu các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè. Dù chơi cầu lông ở cấp độ nào thì môn thể thao này vẫn cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc. Khi một quốc gia có nhiều người hâm mộ môn thể thao nào đó điều đó sẽ tự động tạo thành một hiệu ứng dây chuyền nơi mà những người hâm mộ xem những thần tượng của mình thi đấu cầu lông từ khi họ từ nhỏ dẫn đến muốn học theo và có ước mơ được tỏa sáng giống như những người hùng của mình. Điều này đã tạo ra một lượng người chơi khổng lồ, thế hệ này nối tiếp thế hệ trước và trở thành một yếu tố truyền thống ăn sâu vào tiềm thức của người dân Trung Quốc.

 2. Sự Đầu Tư Và Chăm Sóc Kỹ Lưỡng Từ Chính Phủ

Cũng như bóng bàn cầu lông là môn thể thao được chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm và xem đây là một trong những môn thể thao thế mạnh của quốc gia. Ở Trung Quốc các chương trình phát triển cho cầu lông nam và nữ được hỗ trợ tận tình và chính phủ Trung Quốc chu cấp mọi thứ cho các vận động viên cầu lông. Ví dụ các vận động viên khi tham gia tập luyện và thi đấu đại diện cho Trung Quốc sẽ được cung cấp đầy đủ về chỗ ở điều kiện ăn uống như giày và cùng các điều kiện tập luyện như sân bãi để được hỗ trợ đầy đủ đâu ra đó. Họ không cần phải lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền ngoài trừ việc giữ tập trung luyện tập và chơi cầu lông chuẩn bị cho những cuộc thi đấu. Một phép so sánh để thấy được sự khác biệt trong cách phát triển thể thao của chính phủ Trung Quốc  và nhiều nước khác ví dụ như ở Mỹ người dân và giới lãnh đạo yêu thích bóng rổ, bóng chày và chắc chắn môn thể thao này ở Mỹ sẽ phát triển rất mạnh vì nhận được sự đầu tư trực tiếp từ chính phủ và câu chuyện này cũng tương tự như cầu lông ở Trung Quốc. Nếu nhìn về thực tế ở nhiều quốc gia từ thế giới thì rất ít  trường hợp nhận được sự đầu tư bài bản giống như cách mà chính phủ Trung Quốc đang là đối với môn thể thao thế mạnh của họ. Chính nhờ sự quan tâm đã mang lại cho các chương trình cầu lông Trung Quốc một lợi thế rất lớn nếu so với những cường quốc cầu lông khác như Indonesia hay Đan Mạch.

3. Tìm Được Nhiều Nhân Tài Trong Số Người Chơi Đông Đảo

Chắc chắn khi nghe qua số lượng người chơi cầu lông ở Trung Quốc sẽ càng khiến cho bạn phải choáng váng. Theo ước tính sơ bộ có hơn 100 triệu người Trung Quốc chơi cầu lông và con số này lớn hơn tổng số lượng người chơi bóng bàn ở quốc gia này 20 triệu người và bằng luôn cả dân số Việt Nam hiện tại. Ngoài ra nó còn nhiều hơn tổng dân số của vương quốc Anh và Đan Mạch cộng lại, hai quốc gia cũng có được những thành tích cao ở môn cầu lông. Từ số lượng người chơi đông đảo và mạnh mẽ như thế cho phép việc tuyển chọn ra những gương mặt ưu tú nhất để đại diện cho quốc gia là điều rất dễ dàng. Hiện tại Trung Quốc đã có rất nhiều và được bên cạnh tham gia tập luyện và thi đấu đến nỗi nhiều vận động viên còn Long hạng Nhì hoặc hạng Ba của Trung Quốc có thể là những người chơi tốt nhất trong đội của họ nếu chơi chứ các quốc gia khác.

4. Chương Trình Đào Tạo Khắc Nghiệt

Ở Trung Quốc có hơn 3.000 Trường thể thao và chính phủ điều hành 20 chương trình lớn và 200 chương trình nhỏ góp phần đào tạo ra gần như tất cả các vận động viên Olympic Trung Quốc. Những đứa trẻ đăng ký vào các trường thể thao cầu lông phải tập luyện 10 giờ mỗi ngày đã được xem là một thời lượng tập luyện vô cùng khắc nghiệt. Đó chính yếu tố đã tạo ra cơ chế sàng lọc tự nhiên đối với các vận động viên Trung Quốc trong quá trình tập luyện và thi đấu. Một số vận động viên sẽ kiệt sức một số thì bị thương, số khác thì không thể theo kịp chương trình huấn luyện. Sau nhiều đợt sàng lọc khắc nghiệt như thế số lượng học viên trong khóa sẽ giảm đi đáng kể chỉ còn lại khoảng từ 2 đến 5% số lượng học viên. Những học viên cuối cùng này sinh ra thành những nhà vô địch mà chúng ta theo dõi trên màn ảnh như Lin Dan hay Chen Long. Điều này càng chứng minh rõ hơn sự thành công của cầu lông Trung Quốc. Lấy một ví dụ điển hình về sự khác biệt trong quá trình đào tạo vận động viên cầu lông ở Trung Quốc bằng hình ảnh nữ vận động viên Zhang Ning – nữ VĐV xuất sắc nhất của cầu lông Trung Quốc từ trước đến nay. Cô bắt đầu tập luyện chuyên nghiệp từ năm 11 tuổi và trở thành thành viên đội tuyển quốc gia. Cô chia sẻ : “Tôi thậm chí đã chính thức xin nghỉ thi đấu với HLV của mình vào năm 2001 khi tôi 26 tuổi vì chương trình tập luyện quá khổ sở. Chỉ vì tình yêu với môn thể thao này mà tôi đã trải qua quá nhiều quá trình tập luyện cực kỳ khắc nghiệt hành hạ, chấn thương thể chất nhưng khao khát chiến thắng là thứ đã níu kéo tôi ở lại với nó”.

5. Quốc Gia Sản Sinh Ra Nhiều Huấn Luyện Viên Cầu Lông Giỏi

Đứng Sau sự thành công của những vận động viên Trung Quốc khi bước ra sân chơi châu lục cũng như thế giới là hình bóng của những HLV với khả năng huấn luyện thuộc hàng lão làng và đẳng cấp thế giới. Cái tên đáng chú ý và gặp hái được rất nhiều thành công, là thầy của những tượng đài cầu lông Trung Quốc, phải kể tới Li Yong Bo. Ông đã mang về rất nhiều vinh quang, bao gồm tổng cộng 18 huy chương vàng tại các kỳ Thế vận hội. Với một dân tộc đam mê cầu lông nồng nàn và cháy bỏng như Trung Quốc, được đầu tư và quan tâm đúng cách thì việc thành công trong bộ môn cầu lông của quốc gia này là điều tất yếu.

Leave Comments

Scroll
0906 822 642
0906822642