Cũng giống như bất kỳ sân thi đấu thể thao khác, sân cầu lông có những quy định riêng về kích thước và sơ đồ cấu tạo trên sân. Mọi người thường muốn có được sơ đồ sân cầu lông để nắm rõ hơn những vị trí cũng như có thêm kiến thức liên quan đến sân cầu lông nhằm phục vụ cho môn thể thao mà mình yêu thích. Bài viết “ Sơ đồ về sân cầu lông đạt tiêu chuẩn và các quy định “sẽ giúp mọi người biết rõ hơn.
1. Sơ đồ sân cầu lông đúng chuẩn
Sơ đồ sân cầu lông chuẩn quốc tế là một sơ đồ mà ở đó mọi thứ đều tuân theo một quy chuẩn chung bao gồm: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ dài đường chéo. Một sân cầu lông có các vị trí bao gồm: khu vực đứng giao cầu, khu vực cầu rơi hợp lệ, khu vực sân chơi sau khi trả giao cầu.
Sân cầu lông có hình chữ nhật với màu nền thường là xanh lá hoặc xanh dương. Sân được giới hạn và phân chia thành các khu vực nhờ vào những đường giới hạn, bao gồm:
– Đường trung tâm (the centre line): Đây là đường kẻ giúp phân chia sân của mỗi đội ra thành 2 phần phải và trái. Đường trung tâm sẽ vuông góc với lưới và đi qua trung điểm của lưới.
– Đường biên dọc (The sideline): Đây là 4 đường song song với đường trung tâm và nằm ở 2 bên sân. Bốn đường biên dọc này được chia làm 2 loại, tương ứng với 2 hình thức đánh đơn và đánh đôi. Trong đó, 2 đường biên dọc của hình thức đánh đơn sẽ nằm ở trong, còn của hình thức đánh đôi sẽ nằm ở ngoài.
– Vạch giao cầu ngắn (Short service line): Là 2 vạch kẻ nằm cách lưới 1,98m về phía 2 sân.
– Vạch giao cầu dài (The long service line): Là vạch kẻ giới hạn phạm vi đứng giao cầu. Nếu người chơi giao cầu quá vạch này sẽ bị tính là giao cầu ra ngoài. Tương ứng với 2 hình thức đánh đơn và đánh đôi, trên sân sẽ có 2 loại vạch giao cầu dài.
– Đường biên ngang (The back boundary line): Đây là 2 đường song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân. Đường biên ngang cũng chính là vạch giao cầu dài của hình thức đánh đơn.
Các vạch kẻ trên sân cầu lông cần phải nổi bật và dễ phân biệt. Vì vậy, chúng thường được sơn màu vàng hoặc trắng. Đồng thời, mỗi vạch kẻ sẽ có chiều rộng đều nhau và bằng 40mm.
2. Phạm vi giao và nhận cầu trên sân cầu lông
Đối với sân đánh đơn, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, đường biên dọc phía trong, vạch giao cầu ngắn và vạch giao cầu dài phía dưới (lúc này chính là đường biên ngang).
Đối với sân đánh đôi, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, đường biên dọc phía ngoài, vạch giao cầu ngắn và vạch giao cầu dài phía trên.
3. Quy cách của một sân cầu lông
– Nền của một sân cầu lông thường là xanh lá hoặc xanh dương, sân cầu lông đó phải là hình chữ nhật.
– Gỗ cứng hay thảm cao su tổng hợp là chất liệu được người ta dùng để làm sân cầu lông
– Sân đơn và sân đôi có kích thước tiêu chuẩn riêng và cố định không thay đổi
– Độ rộng đường biên của sân là 4cm, các đường biên dễ nhìn bởi được vẽ rõ bằng sơn trắng hay vàng.
– Hai trụ cầu lông cao 1,55m được đặt ngay trên đường biên đôi
– Tính từ mép ngoài của đường biên bên này cho đến mép ngoài của đường biên kia được gọi là phạm vi sân cầu lông
4.Những lưu ý khi thiết kế một sân cầu lông thi đấu đạt chuẩn
Những vấn đề mà bạn nên lưu ý khi thiết kế một sân cầu lông thi đấu đạt chuẩn theo sơ đồ sân cầu lông:
Hai cột lưới có độ cao 1.55m được tính từ mặt sân được dùng cho sân cầu lông đạt tiêu chuẩn. Khi lưới được căng lên thì cột cầu lông phải chắc chắn hoặc đứng thẳng. Hai cột lưới và phụ kiện không được đặt vào sân. Cột dưới của sân được đặt ngay trên đường biên đổi dù là thi đơn hay đôi.
– Phần lưới được làm từ sợi dây gai có màu đậm và dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn quá 20m cho thấy đó là một sân cầu lông tiêu chuẩn.
– Chiều dài ngang sân của lưới cầu lông tiêu chuẩn là 6.7m và chiều rộng 760m. Phần đỉnh của sân được nẹp trắng và phủ dây lưới hay dây cáp chạy qua nẹp. Dây lưới hoặc dây cáp lưới được phần nẹp phủ bên trên.
– Đỉnh của hai cột lớn ngang bằng với dây cáp được căng đều ra hai bên.
– Không có khoảng trống ở giữa hai cột lưới và giữa lưới, đó là luật chơi cầu lông.