Giống như ở những môn thể thao khác, trong thi đấu bộ môn còn lông cũng có những trọng tài, người điều hành để trận đấu diễn một cách suôn sẻ và đúng luật định. Rất nhiều người thắc mắc trong có bao nhiêu trọng tài trong cầu lông trong một trận thi đấu, số lượng trọng tài cầu lông có giống với các môn thể thao khác không, nhiệm vụ của các trọng tài là gì? Ở bài viết này, mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu nhé!
1. Có Bao Nhiêu Trọng Tài Trong 1 Trận Cầu Lông ?
Các trọng tài cầu lông chia sẻ vai trò và trách nhiệm điều hành trong trận đấu. Hiểu được chức năng của các trọng tài kỹ thuật trong cầu lông sẽ giúp bạn kiểm soát được người chơi và khán giả.
Trong hầu hết các giải đấu lớn, sẽ có ít nhất mười ba (13) trọng tài điều hành môn cầu lông. Danh sách bao gồm một trọng tài tổng, một trọng tài chính, một trọng tài giao cầu và tối đa mười (10) trọng tài biên.
Vai trò của những vị trí trọng tài đều rất quan trọng, tuy ở các giải đấu nhỏ hơn thì một vài vị trí trọng tài thường bị lượt bỏ nhưng điều đó cũng đi cùng với sự không chính xác hoàn toàn trong từng điểm số.
2. Nhiệm Vụ Của Các Trọng Tài Trong Trận Đấu Cầu Lông
2.1. Trọng tài tổng
– Vị trí trọng tài tổng hay còn thường được gọi là tổng trọng tài chính. Đây được đánh giá là vị trí quan trọng bậc nhất trong tất cả các giải đấu. Tổng trọng tài là người có thẩm quyền cao nhất. Bởi họ là người sẽ đưa ra những quyết định quan trọng và cũng là phán quyết cuối cùng, góp phần mang tính quyết định sự thắng thua của các đấu thủ. Cũng vì vậy, mà yêu cầu để trở thành tổng trọng tài cũng rất nghiêm ngặt và khắt khe.
2.2. Trọng tài chính
Ngoài vị trí quan trọng đặc biệt của tổng trọng tài thì vị trí quan trọng thứ 2 chính là trọng tài chính. Mỗi trận đấu chỉ có duy nhất 1 trọng tài chính. Vị trọng tài cầu lông này đảm nhận nhiệm vụ như sau:
– Thi hành các quyết định dựa trên luật cầu lông. Đưa ra tất cả phán quyết về việc phạm lỗi hoặc phát cầu lại.
– Trọng tài chính có quyền phản đối trong trường hợp các trọng tài khác đưa ra phán quyết sai.
– Có thể quyết định thay trọng tài biên bộ môn cầu lông trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên khi thay đổi, trọng tài chính cần báo cho trọng tài tổng.
– Báo cáo cho tổng trọng tài về những vấn đề liên quan đến giải đấu.
– Báo cáo cho tổng trọng tài về những tình huống chưa được giải quyết.
2.3. Trọng tài biên
– Nhiệm vụ của trọng tài biên là quan sát vị trí của quả cầu lông. Sau đó trọng tài biên cần phải thông báo nhanh điều này cho trọng tài chính biết. Bởi vậy, trọng tài biên đòi hỏi là người nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, quan sát tốt vì những pha đánh cầu lông thường rất nhanh.
2.4. Trọng tài giao cầu
– Trọng tài giao cầu sẽ bắt lỗi giao cầu của tuyển thủ và giám sát quá trình giao cầu. Nếu phát sinh lỗi sẽ đưa ra ký hiệu tức thì để trọng tài chính biết. Vị trí trọng tài này có thể bị lượt bỏ ở một số giải đấu nhỏ vì trọng tài sẽ được trọng tài chính đảm nhiệm song song.
2.5. Quyền của trọng tài chính
– Thi hành và duy trì luật cầu lông, và đặc biệt hô kịp thời “Lỗi” hoặc “Giao cầu lại” nếu có tình huống xảy ra. (Tìm hiểu: Các lỗi cầu lông trong thi đấu)
– Đưa ra quyết định về bất cứ khiếu nại nào liên quan đến điểm tranh chấp, nếu khiếu nại đó được thực hiện trước khi quả giao cầu kế tiếp được giao;
– Đảm bảo các VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ về diễn tiến của trận đấu;
– Bổ nhiệm hay thay đổi các Trọng tài biên hoặc Trọng tài giao cầu khi có hội ý với Tổng trọng tài;
– Ở vị trí trên sân thiếu nhân viên phụ trách, thì bố trí để thi hành các trách nhiệm này. Ở vị trí mà nhân viên được bổ nhiệm bị che mắt, thì thực hiện các trách nhiệm của nhân viên này, hoặc cho “Giao cầu lại”;
– Ghi nhận và báo cáo với Tổng trọng tài về tất cả các vấn đề có liên quan đến Luật 16; và
– Trình cho tổng trọng tài cầu lông tất cả các khiếu nại chưa giải quyết thỏa đáng về luật mà thôi. (Những khiếu nại như thế phải được thực hiện trước khi quả giao cầu kế tiếp được đánh, hoặc nếu ở cuối trận đấu, thì phải thực hiện trước khi bên khiếu nại rời sân).