CHẤN THƯƠNG CỔ CHÂN TRONG CẦU LÔNG – LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH ?
Đã từ lâu, việc luyện tập thể thao đã là nhu cầu tất yếu trong đời sống của tất cả mọi người. Và nói về thể thao, một trong những môn được chơi nhiều nhất, dễ chơi trong phong trào nhất là cầu lông. Nhưng dù là chơi ở mức phong trào hay chuyên nghiệp thì việc bảo đảm sức khỏe trong quá trình chơi để tránh chấn thương là vấn đề đáng lưu tâm.
Những chấn thương gặp phải trong cầu lông tùy theo mức độ nhưng đều gây tiêu cực đến sức khỏe và đời sống người chơi. Chấn thương thường gặp nhất mà người chơi cầu lông dễ mắc phải là trật khớp cổ chân – Hay còn gọi là lật sơ mi. Vậy nguyên nhân chấn thương cổ chân là do đâu, và cách phòng tránh cũng như chữa trị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua vài viết “Chấn thương cổ chân trong cầu lông – Làm thế nào để phòng tránh ?”
Chấn thương cổ chân là gì?
Chấn thương cổ chân trong cầu lông là những dạng chấn thương các cơ và khớp ở vị trí cổ chân – mắt cá chân như căng cơ, đứt cơ, trật khớp mắt cá, bông gân,… thường gặp phải nhất là căng cơ và trật khớp (lật sơ mi)
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ chân trong cầu lông là gì?
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nguyên nhân thường thấy nhất là do:
– Khởi động: Người chơi khởi động, làm nóng các cơ, khớp khu vực cổ chân không kỹ, dần đến độ dẻo dai, linh hoạt của cơ, khớp không thích nghi kịp với những chuyển động đột ngột, dẫn đến chấn thương.
– Giày: Giày cầu lông kém chất lượng, giày thể thao đế cao, bề mặt đế giày quá trơn hoặc quá bám.
– Sân, thảm: Mặt sân xi măng, bê tông, bề mặt có nhiều vật nhỏ, không bằng phẳng, sần sùi. Thảm cầu lông không đáp ứng đủ tiêu chuẩn như: rách thảm, thảm ướt, bề mặt thảm giảm độ ma sát do thời gian dùng quá lâu.
– Kỹ thuật di chuyển: Di chuyển sai bộ pháp dẫn đến những tình huống cầu nhanh, bất ngờ tư thế người chơi sai khiến chân không đúng vị trí di chuyển gây ra chấn thương. Ngoài ra, tư thế tiếp đất sau khi đập cầu cũng rất dễ dẫn đến chân thương cổ chân.
Tác hại từ chấn thương cổ chân
Chấn thương nào cũng đều gây tác hại tiêu cực đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt và tâm lí con người:
– Sức khỏe: Cổ chân chấn thương gây đau nhứt dữ dội, sưng tấy đỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển, đi lại.
– Đời sống: Di chuyển khó khăn ảnh hưởng lớn đến đời sống, công việc, học tập, gia đình, bản thân không thoải mái di chuyển đi lại, vui chơi cũng khó chịu, cáu gắt, nóng tính. Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Và còn hơn nữa những hệ lụy kéo theo đầy tiêu cực khi bạn gặp chấn thương cổ chân.
Cách sơ cứu khi gặp chấn thương cổ chân trong cầu lông
Ngay khi mắc phải chấn thương cổ chân cần bình tình giải quyết, mọi hấp tấp, thiếu hiểu biết đều dẫn đến hậu quả xấu hơn cho chấn thương:
– Ngưng hoạt động, chườm đá để giảm cảm giác đau nhứt, giữ yên cổ chân không di chuyển tránh bị nặng hơn. (Không đặt đá trực tiếp, chờm trên lớp khăn)
– Cố định cổ chân bằng băng chun y tế: băng nhẹ cố định cổ chân, hoặc dùng nẹp để giữ cổ chân lại, nếu cần di chuyển nên dùng nạng để cổ chân không bị dịch động.
– Kê cao chân hơn tim trong 48h đầu (Không kê quá cao tránh gây tê chân)
– Dùng thuốc giảm đau, giảm sưng phù nề tạm thời.
– Không dùng rượu thuốc, dầu nóng cao xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Cách chữa trị chấn thương cổ chân
– Tùy theo mức độ chấn thương mà chúng ta có biện pháp chưa trị thích hợp.
– Hạn chế vận động mạnh trong quá trình chữa trị, có thể tập nhẹ cường độ nhẹ rồi tăng dần.
– Kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lí để việc phục hồi nhanh chóng.
Cách phòng tránh chấn thương cổ chân trong cầu lông
– Khởi động, làm nóng người thật kỹ, đúng kỹ thuật trước khi vào sân đánh cầu,
– Sử dụng giày cầu lông chuyên dụng chất lượng, không dùng đế cao, giày kém chất lượng.
– Tùy nhu cầu, trình độ chơi, nên chơi ở thảm cầu lông, sàn, sân cầu lông phẳng không có vật thể nhỏ gây trơn trượt.
– Thực hiện đúng các kỹ thuật trong di chuyển để tránh cơ thể rơi vào tư thế sai gây chấn thương.
– Sử dụng dụng cụ, phụ kiện phòng chống chấn thương, bảo vệ thêm ở cổ chân như băng cổ chân, vớ băng hỗ trợ cổ chân.
Vừa rồi là bài viết tìm hiểu về “Chấn thương cổ chân trong cầu lông – Làm thế nào để phòng tránh”. Hi vọng thông qua bài viết này ít nhiều đã giúp các bạn có thêm kiến thức, hiểu biết về chấn thương cổ chân trong cầu lông để phòng tránh, sơ cứu và chữa trị cho phù hợp. Chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe và đam mê cầu lông cho chính mình cùng những hiểu biết mới nhất để việc chơi cầu lông trở thành niềm vui, niềm đam mê.