Một Số Lỗi Giao Cầu Lông Chạm Lưới Mà Bạn Cần Phải Tránh

Dù là một môn thể thao tương đối đơn giản nhưng cầu lông vẫn có những quy tắc chơi nhất định. Trong một trận thi đấu cầu lông, việc thực hiện ổn định và chính xác các pha giao cầu hay phát cầu là một lợi thế lớn giúp ta dễ dàng đi tới chiến thắng. Nhưng song song đó vẫn còn nhiều bạn thường hay mắc lỗi giao cầu lông chạm lưới. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một số lỗi khi giao cầu lông chạm lưới cho các bạn tham khảo nhé !

1. Giao cầu lông chạm lưới trong cuộc 

Trong bất kì môn thể thao nào cũng vậy không chỉ riêng về cầu lông, việc mình giao cầu lông chạm lưới hoặc đánh cầu không qua lưới là một chuyện rất bình thường hay thường găp những bạn chơi rèn luyện sức khỏe, chơi phong trào. Sau đây, sẽ nêu một vài tình huống giao cầu lông chạm lưới.

1.1 Kỹ thuật giao cầu 

Kỹ thuật là một phần thiết kế giúp bạn thoát khỏi việc giao cầu lông chạm lưới, bạn cần phải tập luyện, thành thạo cho đúng kĩ thuật. Thường lỗi này hay mắc lỗi phải những bạn mới chơi cầu, tay cầm vợt và cầm cầu của các bạn không đồng nhất khi giao cầu, sẽ dễ dẫn đến tình trạng đánh không đủ lực hoặc trật cầu hay xảy ra tình huống giao cầu sẽ chạm lưới.

1.2 Đầu vợt không hướng xuống

Đây là một trong những lỗi thường gặp ở người mới tập chơi cầu lông, đặc biệt khi họ thực hiện các cú giao cầu ngắn trái tay.

1.3 Đánh trượt cầu

– Đánh trượt có nghĩa bạn là người giao cầu di chuyển vợt nhưng đánh trượt quả cầu không chạm vào mặt lưới vợt hoặc quả cầu trúng vào cạnh vợt thì sẽ khiến đường cầu không thể bay qua phần lưới và rất dễ chạm lưới và còn tính đây là một lỗi.

– Tuy nhiên, nếu  vô tình làm rơi cầu trong lúc chưa di chuyển vợt thì không bị tính là lỗi giao cầu.

1.4 Đánh trượt vào phần đế của quả cầu khi giao

Nhiều người tự hỏi tại sao điều này lại dẫn đến việc giao cầu lông chạm lưới hoặc bị tính là vi phạm lỗi giao cầu. Việc đánh vào phần lông của quả cầu nếu bạn là người mới chơi thường cầu sẽ không bay đủ lực và đủ độ cong để qua lưới và cầu rất dễ chạm lưới. Còn nếu bạn là người chơi lâu năm sẽ khiến người nhận gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đánh trả.

Vì vậy, Liên đoàn Cầu lông Thế giới đã đưa quy định này vào bộ luật của mình. Bạn chỉ bắt buộc phải đánh vào phần đế của quả cầu khi giao cầu. Ở những lần trả cầu sau, bạn có thể đánh vào lông cầu.

1.5 Cầu mắc vào lưới

Nếu quả cầu mắc kẹt trên đầu hoặc trong lưới sau lượt đánh của bạn thì bạn xem như đã mắc lỗi giao cầu, vì lúc này, cầu không đáp đúng vào khu vực nhận cầu của đối thủ.

2. Các lỗi khác thường gặp trong khi giao cầu

2.1 Giao cầu Out

Thì việc giao cầu Out sẽ gồm một số trường hợp như: giao cầu non, giao cầu nhầm ô hoặc giao cầu ra ngoài quy định thì sẽ gọi là lỗi khi giao cầu và sẽ bị mất điểm.

2.2 Giao cầu cao tay

THeo quy định của Liên Đoàn cầu lông Thế Giới mức giao cầu chỉ ở tầm 1m15 không được vượt qua nếu vượt qua người giao cầu sẽ bị lỗi và mất điểm.

2.3 Giao cầu kéo chân

Theo luật, người chơi không được phép di chuyển chân khi giao cầu và phải giữ vững chân khi giao cầu

2.4 Giẫm lên đường biên và vạch kẻ

Dù là người giao hay nhận cầu, bạn đều không được phép giẫm lên các đường biên hoặc vạch kẻ quanh khu vực giao/nhận cầu. Trong đánh đôi, đồng đội của bạn hoặc đồng đội của đối thủ có thể đứng trên các đường biên này, chỉ cần không che khuất tầm nhìn của người nhận cầu là được.

2.5 Cầu không qua lưới

Các bạn thường hay mắc lỗi phát cầu lông trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là khi bạn không có khả năng đánh cầu hoặc đánh cầu quá nhẹ không đủ lực để cầu bay sang phần sân đối thủ và rất dễ xảy ra tình huống giao cầu lông chạm lưới.

Leave Comments

Scroll
0906 822 642
0906822642