Đối với người chơi cầu lông, vật tốn kém nhưng trong bộ môn này không phải là giày hay vợt mà là quả cầu lông. Thông thường, sau mỗi trận đấu chúng ta thường thay cầu để đảm bảo độ bay và tính ổn định của cầu, vì vậy các lông thủ thường tìm cách làm cầu lông bền hơn để sử dụng lâu hơn và giúp giảm thiểu chi phí bỏ ra để mua cầu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến quả cầu giảm chất lượng gây hư nhanh và cách làm cầu lông bền hơn tại nhà nhé!
I. Nguyên nhân làm hư hao, giảm chất lượng quả cầu lông
Quả cầu lông là một sản phẩm của sự kết hợp 16 chiếc lông cánh trái của gia cầm cùng với loại gỗ bần chuyên dụng phục vụ cho bộ môn cầu lông. Quy trình cách làm cầu lông trong các nhà máy phải kỹ càng và tỉ mĩ, tuy nhiên,nhưng từ quá trình sản xuất ở nhà máy cho đến khi tới tay người tiêu dùng, có những yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan đã ảnh hưởng và làm giảm chất lượng làm quả cầu bị hư hao nhanh.
Yếu tố chất lượng: Một quả cầu lông kém chất lượng, được làm nhái thì sẽ không đạt được độ bền và thông số cầu tiêu chuẩn.
Khí hậu: Do khí hậu có nhiều sự thay đổi khác nhau. Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp cũng đều làm giảm chất lượng của quả cầu lông.
Cách bảo quản: Bảo quản quả cầu lông sai cách cũng là nguyên nhân làm cho quả cầu nhanh bị hỏng hơn.
Sử dụng quá lâu: Quả cầu lông có tuổi thọ trung bình khoảng 1-2 set đấu. Khi sử dụng quá lâu, lông vũ của quả cầu lông sẽ bị mòn và rách, khiến quả cầu lông không còn bay đúng hướng.
Đánh quá mạnh: Khi đánh quả cầu lông quá mạnh, lông vũ của quả cầu lông có thể bị gãy hoặc bung ra khỏi đế, khiến quả cầu lông không còn bay đúng quỹ đạo.
II. Một số phương pháp, cách làm cầu lông bền hơn
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc giảm chất lượng gây hư hao của quả cầu, chúng ta hãy cùng tham khảo 1 vài cách làm cầu lông giúp tăng độ bền, tuổi thọ cũng như tiết kiệm chi phí bỏ ra.
1. Cách làm cầu lông bền hơn bằng cách ngâm nước
Cách làm cầu lông bền hơn bằng cách ngâm nước là một trong những cách nhanh, tiện, đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được.
Trong những ngày thời tiết khô, nóng, độ ẩm giảm xuống dưới 35% làm những chiếc lông vũ trên quả cầu cũng sẽ bị giảm đáng kể độ ẩm, dẫn đến cầu đánh dễ bị gãy lông. Để khắc phục tình trạng này, bạn làm theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 ca nước vừa đủ để ngập phần lông cầu.
Bước 2: Úp phần lông cầu vào phần nước, ngâm 1-2 phút trước khi chơi 1 tiếng.
Bước 3: Lấy quả cầu ra, vẩy sạch nước.
Một lưu ý là bạn tuyệt đối không được ngâm cả quả cầu trong nước, vì phần đế cầu được làm từ gỗ bần, có khả ngấm nước, làm quả cầu lông bị nặng, ảnh hưởng đến đường bay ban đầu của cầu. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho những quả cầu được làm bằng giấy đâu nhé.
2. Cách làm cầu lông bền hơn bằng cách để tủ lạnh
Vậy còn giải pháp cho những ngày thời tiết ẩm thì như thế nào? Khi độ ẩm không khí lên cao quá 90%, quả cầu lông cũng sẽ dễ bị ẩm hơn, khi đó quả cầu sẽ bị nặng hơn bình thường, cho tốc độ bay kém.
Với trường hợp này, bạn có thể áp dụng cách làm quả cầu lông bền hơn tại nhà bằng cách để vào tủ lạnh. Bạn chỉ cần mở 2 phần nắp của hộp cầu lông, sau đó để vào trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 5 tiếng trước khi chơi là cầu sẽ được hút bớt nước, cho chất lượng đánh tốt hơn.
3 Cách làm cầu lông bền hơn bằng cách hấp cách thủy
Một trong những cách làm cầu lông bền hơn mà thương hiệu Victor đã giới thiệu là bằng phương pháp hấp cách thủy, giúp tăng độ bền và mang lại nhiều lợi ích với chi phí thấp. Đặc biệt, trong những vùng khô và trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, lông cầu dễ khô mất độ ẩm và trở nên dễ gãy khi đánh. Phương pháp hấp nước liên quan đến việc sử dụng hơi nước để tăng độ ẩm trực tiếp cho lông, từ đó giải quyết vấn đề khô hạn.