Cầu lông hiện đang là bộ môn đang có độ phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, thu hút đông đảo người chơi với nhiều mục đích khác nhau như thi đấu hoặc rèn luyện sức khỏe, giải trí. Cũng như bao bộ môn khác, cầu lông cũng có những quy định, luật riêng để đảm bảo tính công bằng cũng như cách tính điểm. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu 16 điều luật cầu lông mà người chơi cần nắm khi tham gia bộ môn này nhé.
I. 16 điều luật cầu lông là gì?
16 điều luật cầu lông là những quy định, luật lệ trong thi đấu bộ môn cầu lông. Luật được BWF ban hành, sử dụng trong các giải đấu từ phong trào đến chuyên nghiệp và trong cả giải trí thông thường để đảm bảo tính công bằng cũng là cách tính điểm trong các tình huống diễn ra trong trận đấu. Hiểu rõ luật cầu lông giúp chúng ta để có thể tận dụng các tình huống để ghi điểm cũng như tránh những pha cầu lỗi gây mất điểm cho bản thân.
II. Tổng hợp 16 điều luật cầu lông mà bạn cần nắm
Trong các môn thể thao đều có những quy định đặc trưng riêng, cả trong thi đấu cầu lông cũng thế. Bộ môn này cũng có những quy định về sân đấu, trong giao đấu đơn và đôi, cách giao cầu… Chúng ta hãy cùng điểm qua 16 điều luật cầu lông dưới đây nhé:
Điều 1. Sân và các thiết bị trên sân
– Trong 16 điều luật cầu lông, luật đầu tiền là về sân phải có hình chữ nhật với kích thước chuẩn, được xác định bởi các đường biên rộng 40mm thường được sơn bằng máu trắng hoặc vàng.
+ Kích thước sân trong đánh đơn:
Chiều dài sân đấu: 13.40 m (44 feet)
Chiều rộng sân (không tính hai đường biên): 5.18 m (17 feet)
Đường chéo sân: 14.38 m (47 feet)
+ Kích thước sân trong đánh đôi:
Tổng chiều dài của sân: 13.40m (44 feet)
Chiều rộng của sân: 6.1m (20 feet)
Đường chéo sân: 14.73m (48 feet)
– Sân thường là thảm nhựa màu xanh lá, có độ dày tùy loại từ 4.5mm đến 5.0 mm.
– Chiều cao của lưới ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1,524m và cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân đánh đôi, có chiều rộng 760mm và chiều dài là 6,7m. Phải chắc chắn và thẳng đứng khi lưới được căng trên đó. Hai cột lưới và trụ để cột không được đặt vào trong sân.
– Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi, không được để khoảng cách giữa lưới và cột lưới, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột.
– Lưới phải được làm từ những sợi nylông (dây gai) mềm màu đậm, và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm.
– Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới .
Điều 2. Quy định về cầu
– Cầu phải được làm từ chất liệu tự nhiên hoặc tổng hợp nhưng phải đảm bảo đường bay và độ ổn định tương tự với các quả cầu được làm từ chất liệu tự nhiên, có đế bằng Lie phủ một lớp da mỏng.
– Cầu lông vũ trong 16 điều luật cầu lông:
Quả cầu có 16 lông vũ gắn vào đế cầu.
Lông vũ phải đồng dạng và có độ dài trong khoảng 62mm – 72mm được tính phần lông cho đến đế cầu.
Đỉnh của các lông vũ phải nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58mm – 68mm.
Đế cầu có đường kính từ 25mm đến 28mm và đáy tròn.
Quả cầu nặng từ 4,74 gram -5,50 gram.
-Cầu không có lông vũ:
Các lông vũ làm bằng chất liệu tổng hợp, thay thế cho lông vũ tự nhiên. Do vậy, sẽ có một vài khác biệt về tỷ trọng và các tính năng. Tuy nhiên, nếu sai số tối đa 10% vẫn được chấp nhận. Các số liệu còn lại tương tự như cầu lông vũ.
Điều 3. Quy định về vợt
– Khung vợt không vượt quá 680mm tổng chiều dài và 230mm tổng chiều rộng bao gồm cán vợt, thân vợt, cổ vợt (Khớp nối chữ T), khung đan lưới.
– Khu vực đan lưới: Phải bằng phẳng và đồng nhất. Có tổng chiều dài không vượt quá 280mm và 220mm tổng chiều rộng, khoảng cách giữa các ô không vượt quá 35mm.
– Không được gắn thêm các vật dụng khác vào vợt làm thay đổi kết cấu, ngoại trừ những vật dụng dùng ngăn ngừa trầy xước, mài mòn hay hỗ trợ giảm chấn như quấn cán, bọc đầu vợt nhưng phải phù hợp theo quy định của 16 điều luật cầu lông.
Điều 4. Quyết định về các trang thiết bị hợp lệ
– Liên đoàn Cầu lông Thế giới sẽ quyết định bất cứ vấn đề nào về tính hợp lệ so với quy định của bất cứ loại vợt, cầu, trang thiết bị trong thi đấu cầu lông. Quyết định này có thể được thực hiện theo ý kiến của Liên đoàn, hoặc các ý kiến chính đáng từ cácVĐV, nhân viên kỹ thuật, nhà sản xuất trang thiết bị, hoặc thành viên của liên đoàn, hay thành viên liên quan.
Điều 5. Luật chọn cầu, chọn sân trong thi đấu
– Trước khi bắt đầu trận đấu, trọng tài sẽ tung đồng xu và một trong hai bên sẽ được chỉ định chọn quyền giao cầu hay chọn sân trước, bên còn lại sẽ chọn phần còn lại.
– Trong các giải phong trào, giải học sinh, trọng tài sẽ đặt úp giữa quả cầu cân bằng lên mép lưới trên sân, cầu rơi bên phần sân của ai trước người đó sẽ được chỉ định quyền chọn sân hay chọn cầu trước.
Điều 6. Cách tính điểm
-.Một trận đấu sẽ theo thể thức BO3 là ba ván thắng hai. Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó theo quy định của 16 điều luật cầu lông.
– Nếu tỷ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng.
– Nếu tỷ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 sẽ thắng .
– Bên thắng ván sẽ giao cầu trước ở ván kế tiếp.
Điều 7. Luật đổi sân
– Các VĐV sẽ đổi sân:
+ Khi kết thúc ván đầu tiên.
+ Khi kết thúc ván hai nếu có thi đấu ván thứ ba và một lần trong ván thứ ba khi một bên ghi được 11 điểm trước.
Điều 8. Luật giao cầu
– Không có bên nào gây trì hoãn, cả 2 bên đều sẵn sàng để nhận cầu. Khi người giao cầu bắt đầu thực hiện chuyển động đưa đầu vợt về phía sau, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu quả giao cầu sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ, vi phạm quy định trong 16 điều luật cầu lông
– Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện chéo nhau mà không chạm đường biên của các ô giao cầu này;
– Một phần hai chân của người giao và nhận đều phải chạm đất trước khi quả cầu được đánh đi.
– Toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng của người giao cầu tại thời điểm được đánh đi.
– Khi đánh cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới.
– Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục từ lúc bắt đầu giao cầu cho đến lúc đánh đi.
– Đường đi của cầu sẽ từ dưới vượt qua lưới và rơi vào ô người nhận cầu.
– Theo luật mới của BWF, khi giao cầu, vợt phải đặt thấp hơn hoặc bằng 1.15m tính từ mặt sân trở lên. Sẽ có trọng tài giao cầu giám sát chiều cao pha giao cầu mỗi khi vận động viên phát cầu. Đối với các giải phong trào không có trọng tại giao cầu, đa số sẽ qui định điểm giao cầu cho phép là từ dưới thắt lưng người giao trở xuống.
Chú ý: Trong đánh đôi, đồng đội người giao cầu có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào bên phần sân của mình, miễn không che mắt người giao và nhận cầu của đối phương.
Xem thêm: Hướng dẫn cách giao cầu đúng luật trong thi đấu
Điều 9. Luật thi đấu đơn
– Ô giao cầu và ô nhận cầu:
+ Các vận động viên sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
+ Các vận động viên sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.
– Trong các pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của vận động viên đó cho đến khi cầu chạm đất hoặc ra biên.
– Ghi điểm và giao cầu:
+. Nếu người giao cầu thắng pha cầu, người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.
+ Nếu người nhận cầu thắng pha cầu, người nhận cầu sẽ ghi cho mình 1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới.
Điều 10. Luật thi đấu đôi
– Một vận động viên bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
– Một vận động viên bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
– Vật động viên có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó đã thực hiện lần giao lần cuối cho bên mình. Áp dụng ngược lại cho đồng đội.
– Vận động viên của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
– Vận động viên sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
– Cách ghi điểm và giao cầu như trong thi đấu đơn.
– Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu vì sẽ vi phạm luật trong 16 điều luật cầu lông.
Xem thêm: Luật cầu lông đôi cơ bản bạn nên biết trong thi đấu
Điều 11. Lỗi ô giao cầu
– Lỗi ô giao cầu xảy ra khi:
+ Đã giao cầu hoặc nhận cầu sai phiên; hay đã giao hoặc nhận cầu sai ô giao cầu.
+ Nếu lỗi ô giao cầu được phát hiện, lỗi đó phải được sửa và điểm số hiện có vẫn giữ nguyên.
Điều 12. Các lỗi trong thi đấu
– Giao cầu không đúng luật.
– Giao cầu bị mắc trên lưới và không qua lưới.
– Đánh bởi đồng đội người giao cầu.
– Cầu bay ra biên, bay xuyên lưới hoặc dưới lưới
– Chạm trần nhà hoặc vách.
– Chạm vào người hoặc quần áo của VĐV;
-. Chạm vào bất kỳ người nào hay vật nào khác bên ngoài sân;
– Quả cầu bị dính trên vợt, được đánh hai lần tiên tiếp bởi cùng một VĐV (quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lưới với cùng một cú đánh thì không coi là lỗi). Cầu được đánh hai lần bởi một VĐV và đồng đội hoặc chạm vào vợt mà không bay qua phần sân đối phương.
– Nếu người chơi chạm vợt, thân, quần áo vào lưới hoặc các vật đỡ lưới. Xâm phạm sân đối phương bằng vợt hay tác động vật lí. Xâm phạm sân đối phương ở dưới lưới khiến đối phương mất tập trung hoặc cản trở đối phương.
– Làm đối phương mất tập trung bằng cử chỉ hoặc la hét hay bất kỳ hình thức nào khác làm ảnh hưởng đến tiến độ gây gián đoạn trận đấu sẽ bị cảnh cáo theo quy định trong 16 điều luật cầu lông.
Điều 13. Luật giao cầu lại
– Giao cầu lại được trọng tài chính quyết định, hoặc một vận động viên thực hiện khi người giao cầu giao trước khi người nhận sẵn sàng. Cả 2 bên đều phạm lỗi khi giao cầu. Sau khi cầu được đánh trả, quả cầu bị mắc trên lưới và bị giữ lại.
– Quả cầu bị bung đế và cầu tách rời hoàn toàn. Một trong hai VĐV bị mất tập trung bởi HLV của đối phương, hoặc một trường hợp không lường trước.
– Khi một pha giao cầu được thực hiện giao lại, lần giao cầu vừa rồi sẽ không tính, VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.
Điều 14. Cầu không còn trong cuộc
– Một quả cầu ngoài cuộc là khi cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này lưới của người đánh. Chạm mặt sân hoặc xảy ra một “Lỗi” hay “Giao cầu lại”.
Điều 15. Luật thi đấu liên tục, lỗi tác phong, đạo đức và hình phạt
– Phải liên tục thi đấu từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc. Các quảng nghỉ không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm. Không quá 120 giây giữa các ván đấu (trừ trường hợp trận đấu phát sóng tùy theo thời lượng chương trình).
– Ngừng thi đấu: Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV hoặc trường hợp đặc biệt, trọng tài chính cho ngừng thi đấu một khoảng thời gian để xem xét. Lúc này tỷ số hiện có giữ nguyên và sẽ tiếp tục lại ở tỷ số đó.
– Trì hoãn trận đấu: Chỉ có trọng tài chính được quyền quyết định trì hoàn, không được dùng quyền này để giúp VĐV hồi phục thể lực hay nhận sự chỉ đạo của HLV.
– Chỉ đạo và rời sân: Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không còn trong cuộc, VĐV mới được phép nhận chỉ đạo và không VĐV nào được phép rời sân nếu chưa được sự cho phép của trọng tài.
– Một VĐV không được phép cố tình gây trì hoãn hoặc ngừng thi đấu, cố tình sửa hoặc phá hỏng quả cầu. Có tác phong hay thái độ xúc phạm, phạm lỗi tác phong đạo đức trong cầu lông.
– Trọng tài chính sẽ áp dụng luật đối với bất cứ vi phạm nào trong quy định của 16 điều luật cầu lông bằng cách: cảnh báo, phạt lỗi nếu đã cảnh báo trước đó. Nếu vi phạm liên tục, trọng tài chính sẽ phạt lỗi và báo ngay với tổng trọng tài, người duy nhất có quyền truất suất quyền thi đấu của VĐV.
Điều 16. Trọng tài và khiếu nại
– Trọng tài chính là người có quyết định nhiều nhất trong mỗi trận đấu. Nhiệm vụ của họ là quan sát và duy trì luật cầu lông, kịp thời hô “Lỗi” hoặc “Giao cầu lại” khi xảy ra các tình huống. Đưa ra quyết định về bất cứ khiếu nại nào liên quan đến điểm tranh chấp. Đảm bảo cho VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ của trận đấu. Được phép bổ nhiệm hay thay đổi trọng tài biên và trọng tài giao cầu sau khi hội ý với tổng trọng tài.
– Ghi nhận và báo cáo với tổng trọng tài về tất cả vấn đề “Lỗi” hay “xử phạt”. Trình cho tổng trọng tài tất cả các khiếu nại chưa giải quyết ổn thỏa.
– Trong một trận đấu sẽ có tổng trọng tài, trọng tài chính, trọng tài biên và trọng tài giao cầu.
-Tổng trọng tài chịu trách nhiệm toàn diện cho một giải thi đấu hoặc một nội dung thi đấu cụ thể.
– Trọng tài chính chịu trách nhiệm về trận đấu, sân và xung quanh. Có nhiệm vụ báo cáo cho tổng trọng tài các vấn đề.
-Trọng tài giao cầu sẽ bắt lỗi giao cầu với người giao, cung cấo cầu cho các VĐV trong trận đấu khi trọng tài chính cho phép đổi cầu.
– Trong tài biên sẽ báo cáo trọng tài chính cầu “trong” hay “ngoài” đường biên người đó phụ trách.