Tại sao vợt bạn Chạy Dây Ít, vợt tôi Chạy Dây Nhiều? Cách Hạn Chế tối đa việc Chạy Dây trong Cầu Lông
Trong cầu lông, một trong những yếu tố giúp bạn ngày càng đánh hay và hoàn thiện kĩ năng của mình nhiều hơn chính là Bộ Lưới Căng trên bề mặt cây vợt bạn đang sử dụng. Ngoài ra, bất kì một lông thủ nào cũng gặp phải trường hợp trong lúc đang đánh cầu bề mặt lưới bị Xê Dịch, không còn được xen kẽ, đẹp mắt như ban đầu và đâu là lí do dẫn đến tình trạng này? Tổng kết các thông tin lại và nhằm giải đáp thắc mắc phía trên, ShopVNB xin chia sẻ bài viết “Tại sao vợt bạn Chạy Dây Ít, vợt tôi Chạy Dây Nhiều? Cách Hạn Chế tối đa việc Chạy Dây trong Cầu Lông” mời các lông thủ cùng theo dõi bên dưới nhé !
+ Kiểu đan ZZ ưu tiên cho vợt cầu lông Yonex – Đan 4 nút:
+ Kiểu đan PORTAN ưu tiên cho vợt cầu lông Lining – Đan 2 nút:
Tại sao vợt bạn Chạy Dây Ít, vợt tôi Chạy Dây Nhiều? Cách Hạn Chế tối đa việc Chạy Dây trong Cầu Lông
– Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến việc Chạy Dây Ít hoặc Chạy Dây Nhiều trong quá trình các lông thủ sử dụng trên Sân Đấu nhưng 3 yếu tố quan trọng nhất chính là: Loại cước căng vợt cầu lông mà bạn đang sử dụng, kỹ thuật căng lưới của Stringer, Lối đánh riêng của bản thân.
1. Loại Cước Căng Vợt cầu lông mà bạn đang sử dung:
– Trên thị trường Quốc Tế nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay có rất nhiều các loại Cước Căng Vợt cầu lông khác nhau được phân thành 3 loại: Dây Mềm (Soft), Dây Trung Bình (Medium), Dây Cứng (Hard). Mỗi một loại lại có một đặc điểm riêng chẳng hạn như: Bền Bỉ (Durability), Trợ Lực (Repulsion Power), Kiểm Soát (Control), Tiếng Nổ To (Hitting Sound).
– Đặc biệt những loại dây cho cảm giác đánh Cứng sẽ Ít Chạy Dây hơn so với những loại dây cho cảm giác đánh Mềm. Ngoài ra, những sợi dây thiên về khả năng Kiểm Soát (Control) cũng sẽ chạy dây nhiều luôn đấy nhé !
– Dưới đây là một số loại dây khá phổ biến tại Việt Nam mà ShopVNB thống kê được:
+ Chạy Dây Ít: Kizuna D61, Yonex BG 80 POWER, Yonex BG 80, Yonex BG 85, Yonex BG 65 Ti,…
+ Chạy Dây Vừa: Lining No.1, Adidas Uberschall F66, Yonex BG Exbolt 63, Yonex BG 66 Ultimax, Yonex Nanogy 95, Yonex Nanogy 98, Yonex BG Aerobite, Yonex BG Aerobite Boost, Kizuna Z65, VNB SG66,…
+ Chạy Dây Nhiều: Yonex Nanogy 99, Kizuna Z58, Kizuna Z63, Yonex BG 65, Yonex BG 68 Ti, Kizuna Z69, VNB SG68,…
2. Kỹ thuật Căng lưới của Stringer:
– Thường những người Căng lưới vợt cầu lông (Stringers) đều có những kĩ năng riêng biệt của bản thân, chính vì vậy nên tìm một Shop vợt cầu lông uy tín để căng lưới vợt cầu lông sao cho chuẩn nhất nhé! Nếu còn đang băn khoăn hãy ghé ngay các cửa hàng thuộc hệ thống VNB Sports gần nhà mình nhất để Căng lưới vì nơi đây đang sử dụng kĩ thuật “Vừa xỏ vừa đan” đảm bảo sẽ cho những bộ lưới khi căng xong chuẩn nhất với yêu cầu của các lông thủ đưa ra.
– Ngoài ra, những kỹ thuật đan bí truyền đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay giúp hạn chế tối đa việc chạy dây vợt cầu lông:
3. Lối đánh Riêng Biệt mà bản thân người chơi thường sử dụng:
– Với các người chơi ở trình độ Khá – Giỏi, vận động viên Bán Chuyên, Chuyên Nghiệp việc đứt lưới dường như đã quá quen thuộc đối với họ vì họ có mức căng LBS rất cao. Nhưng một phần yếu tố ảnh hưởng cũng do Lối đánh Riêng Biệt mà bản thân người chơi thường sử dụng đấy nhé !
– Chẳng hạn như bạn yêu thích những kỹ thuật Chặt Cầu (Chém Cầu) và thường xuyên dùng trong trận đấu đảm bảo mặt lưới vợt của bạn bắt buộc phải chạy dây nhiều vì điểm tiếp xúc của mặt lưới vợt với phần đế cầu là miếc xéo chứ không vuông góc như Phông Cầu, Đập Cầu dẫn đến mặt lưới bị xê dịch là điều hết sức bình thường.
– Khắc phục tốt nhất là sau khi ghi điểm xong một pha cầu, hãy nhìn xem bề mặt lưới đang căng trên cây vợt của mình có bị Xê Dịch hay không, nếu có hãy dùng tay Chỉnh Nhẹ nó về vị trí ban đầu đảm bảo sẽ phần nào làm giảm tình trạng đứt lưới đấy nhé !